10 tư duy lãnh đạo mà nhà quản trị nào cũng cần có
10 tư duy lãnh đạo mà nhà quản trị nào cũng cần có - Khóa học CEO
Tư duy lãnh đạo là gì?
Tư duy lãnh đạo (TDLĐ) là những phản ánh thực tế của bộ não để nhận thức rõ hơn về quy luật và bản chất của lãnh đạo. Từ đó, xây dựng mục tiêu, cách thức và định hướng cho các hành động lãnh đạo thực tiễn.
Có thể nói, TDLĐ là góc nhìn của người đứng đầu trong tổ chức, công ty, doanh nghiệp. Với góc nhìn này, người quản trị chuyển biến suy nghĩ và hành động của bản thân lẫn người khác để đạt đến mục tiêu - hiệu quả mong muốn.
10 tư duy lãnh đạo mà nhà quản trị nào cũng cần có
Để thúc đẩy thành công cho công ty, doanh nghiệp các nhà lãnh đạo cần phát triển và mài dũa các tư duy sau:
Quyết đoán
Người lãnh đạo cần có khả năng chọn lọc và nắm bắt thông tin một cách nhanh chóng để đưa ra các quyết định sáng suốt - kịp thời. Sự quyết đoán này sẽ giúp tổ chức doanh nghiệp tránh khỏi những vũng lầy lo lắng - sợ hãi trước những chiến lược có khả thi.
Sẵn sàng trước thử thách
Người có tư duy lãnh đạo luôn biến rủi ro thành cơ hội để học hỏi, nâng cấp và phát triển. Đây chính là bản lĩnh đối diện với khó khăn, nắm bắt vấn đề để vượt qua nó thay vì phủ nhận hay né tránh.
Tố chất này sẽ giúp cho nhóm nhân viên luôn tập trung làm việc và tránh khỏi sa lầy vào những khó khăn.
Khiêm tốn
Một nhà lãnh đạo khiêm tốn là người luôn đề cao, coi trọng và ghi nhận những đóng góp từ những người xung quanh. Đức tính này chính là sợi dây giúp buộc chặt doanh nghiệp với nhân viên để họ luôn cống hiến hết mình vì công việc.
Có trách nhiệm
Tư duy lãnh đạo tuyệt vời nhất của người đứng đầu chính là có trách nhiệm về hành động và lời nói của bản thân. Cũng như trách nhiệm về những thất bại, sẵn sàng tìm hiểu nguyên nhân để đưa ra giải pháp điều chỉnh, ngăn chặn những rủi ro đó.
Tư duy thăng tiến tập trung
Các nhà lãnh đạo cần có tư duy thăng tiến tập trung vào lợi nhuận và thành công. Đây là cơ sở để họ xác định mục tiêu, đích đến và vạch ra lối đi phù hợp để chạm đến những điều đó. Tuy nhiên, người lãnh đạo cũng nên vạch ra những rủi ro có thể xảy ra để phòng ngừa, ngăn chặn và tránh tối đa mọi tổn thất.
Học tập và hiệu suất
Người có tư duy lãnh đạo là người luôn duy trì việc học và họ sẵn sàng tiếp thu mọi tri thức để tăng năng lực cũng như khả năng làm chủ mình. Song hành với đó, họ sẽ duy trì hiệu suất làm việc hoặc học tập của bản thân để đạt được những mục đích và mong cầu trước đó.
Sự kết hợp giữa học tập và hiệu suất sẽ mang đến sự kiên trì, nỗ lực và thích nghi để nhà lãnh đạo nâng cao năng lực.
Phát triển con người
Một người đứng đầu thực thụ sẽ rèn luyện tư duy lãnh đạo phát triển con người. Họ cần bày tỏ sự đồng cảm, thấu hiểu với những ai đang gặp khó khăn. Đồng thời tạo điều kiện để nhân viên học tập, cống hiến, thể hiện năng lực kèm theo đó là những lời khen hoặc lời phê bình để tạo cơ hội cho cấp dưới cảm thụ sự thành công lẫn thất bại.
Minh bạch
Sự minh bạch trong tư duy lãnh đạo của doanh nghiệp sẽ tạo ra sự gắn kết khăng khít giữa nội bộ nhân viên. Đây là điểm mấu chốt để khuyến khích nhân viên làm việc nỗ lực và cống hiến hơn cho mục tiêu phát triển chung.
Tư duy phát triển
Tư duy phát triển chính là niềm tin vào sự thay đổi tài năng, khả năng và trí tuệ của bản thân và tất cả mọi người. Đây là cơ sở để nhà lãnh đạo đương đầu thách thức, tận dụng và áp dụng mọi chiến lược để giải quyết các vấn đề một cách hiệu quả nhất.
Tư duy cân nhắc và thực hiện
Cân nhắc và thực hiện là hai tư duy lãnh đạo giúp người đứng đầu doanh nghiệp đảm bảo mọi suy nghĩ - hành động luôn tối ưu nhất. Đồng thời, tư duy cân nhắc còn giúp lãnh đạo đưa ra quyết định đúng đắn, chính xác và ít thiên vị hơn ở mọi mặt.
Theo bizfly.vn
Tags: tư duy lãnh đạo lãnh đạo