11 cách tạo động cho nhân viên cực kỳ hiệu quả
11 cách tạo động cho nhân viên cực kỳ hiệu quả - Khóa học CEO
1. Phân chia, quản lý công việc một cách hợp lý
Các doanh nghiệp nên tiến hành quản lý và phân chia công việc cho nhân viên hợp lý. Nhằm tạo ra sự thoải mái cho nhân viên khi tham gia dự án để tạo động lực cho nhân viên. Khi thực hiện việc quản lý và phân chia, doanh nghiệp nên để nhân viên tự chú trọng việc cảm nhận thành công của công việc, tránh đưa ra cho nhân viên những yêu cầu hoàn thành dự án.
2. Khen ngợi, khuyến khích và công nhận mọi nỗ lực, thành công của nhân viên
Hãy luôn khen ngợi nhân viên của bạn khi hiệu quả làm việc tốt hoặc ngay cả khi họ chỉ mới làm được một nửa. Khi đó, nhân viên sẽ cảm nhận rằng bạn đang trân trọng và công nhận những nỗ lực mà họ đã cống hiến. Chỉ bằng cách đơn giản thông qua việc khen ngợi, khuyến khích và tuyên dương nhân viên hàng tuần hay hàng tháng cũng thực sự mang lại những hiệu quả cao. Từ đó góp phần tối ưu hóa hiệu suất lao động cũng như tạo ra động lực để nhân viên làm việc tốt hơn.
3. Xây dựng chế độ lương thưởng xứng đáng và minh bạch
Đối với nhân viên “sống đói sống no đều do đồng lương quyết định” và họ luôn mong muốn 1 mức lương xứng đáng với công sức mình bỏ ra. Với họ, lương thưởng chính là động lực trực tiếp để nỗ lực và cống hiến hết mình. Nhưng đối với doanh nghiệp, nhà quản lý cũng cần cân nhắc với quỹ lương hiện tại để có phương án tối ưu nhất. Vì vậy, bạn hãy chi trả lương 1 cách khoa học và hiệu quả nhất.
Để làm điều đó bạn có thể áp dụng phương pháp trả lương 3P – phương pháp trả lương hiệu quả nhất hiện nay dựa trên 3 yếu tố:
- P1 (Position) – Trả lương theo vị trí công việc, chức danh
- P2 (Person) – Trả lương theo năng lực
- P3 (Performance) – Trả lương theo kết quả hoàn thành
Cách trả lương này sẽ đảm bảo lợi ích cho đôi bên: Nhân viên sẽ tự nhận thấy mức lương mình được nhận là xứng đáng với công sức bỏ ra, làm càng tốt lương thưởng càng cao. Từ đó có động lực phấn đấu, tự giác hoàn thành và nâng cao kỹ năng, chất lượng công việc. Đồng thời, doanh nghiệp sẽ tối ưu được quỹ lương, đạt được mục tiêu đề ra, tạo động lực thúc đẩy chung cho toàn doanh nghiệp.
4. Tìm hiểu, lắng nghe nhu cầu của nhân viên
Năng suất lao động của mỗi nhân viên sẽ bị ảnh hưởng bởi những nhu cầu hay mối bận tâm của họ. Do đó, các nhà quản lý cần lắng nghe các ý kiến, sự giãi bày của từng nhân viên để từ đó có những giải pháp phù hợp. Lắng nghe và tôn trọng các nhu cầu của nhân viên không chỉ giúp tạo động lực mà còn tăng khả năng làm việc nhóm hiệu quả, tạo được mối quan hệ tin tưởng, hòa đồng giữa các nhân viên và cấp quản lý.
5. Xây dựng lộ trình công danh rõ ràng
Đây là cách tạo động lực cho nhân viên cực kỳ hiệu quả. Một nhân viên sẽ có động lực làm việc và gắn kết lâu dài khi họ thấy được tương lai thăng tiến và phát triển của mình tại doanh nghiệp. Qua đó tự định hướng được các cột mốc mà mình sẽ cần trải qua. Từ đó phấn đấu hoàn thiện bản thân, nâng cao chuyên môn để đáp ứng yêu cầu của từng cột mốc.
Trong bản mô tả công việc của nhiều công ty viết rằng nhân viên khi làm việc ở đây sẽ có lộ trình phát triển rõ ràng, nhưng trên thực tế lại ít doanh nghiệp làm được điều đó và thực sự đầu tư xây dựng lộ trình công danh chi tiết. Nếu nhân viên làm việc vô định và mù mờ về lộ trình sẽ khiến họ cảm thấy bất an, nản chí, làm việc hời hợt bởi họ không định hình được rõ ràng mục tiêu để mà cố gắng.
Vì vậy, việc xây dựng một lộ trình công danh rõ ràng chính là nhiệm vụ trọng yếu của nhà lãnh đạo. Đây cũng là yếu tố giúp bạn cạnh tranh với các doanh nghiệp khác, thu hút nhân tài về công ty bạn.
6. Tạo một môi trường làm việc thân thiện và năng động
Không gian môi trường làm việc có sự ảnh hưởng không nhỏ đối với cảm xúc, trạng thái, tinh thần và động lực của nhân viên tại công ty. Để khuyến khích và thư giãn tinh thần cho nhân viên của mình, các nhà quản lý có thể tổ chức các hoạt động giải trí nhỏ ngay trong giờ làm như: quiz, trò chơi giữa giờ…hoặc các hoạt động giúp các nhân viên tương tác với nhau như các buổi thi đua trang trí, cùng nhau lên ý tưởng cho góc làm việc vào các dịp lễ, Tết…
Ngoài ra, bạn hãy làm mới hoặc trang trí lại văn phòng, tạo không gian thoải mái, tươi mới để thúc đẩy tinh thần làm việc mỗi ngày cho nhân viên. Chỉ với một ít chi phí đã biến không gian làm việc sau khi được trang trí trở nên đẹp mắt và tạo động lực làm việc cho nhân viên.
7. Xây dựng văn hóa doanh nghiệp chuyên nghiệp
Ai cũng mong muốn được làm việc trong một môi trường có văn hóa doanh nghiệp bài bản và chuyên nghiệp, nơi mà có định hướng phát triển rõ ràng, có giá trị cốt lõi, có những bản sắc riêng, có sự gắn kết đoàn kết trong nội bộ. Nhân viên trong môi trường đó sẽ hiểu được giá trị, trách nhiệm của mình đối với doanh nghiệp, cảm thấy được cống hiến, được chia sẻ và được ghi nhận. Từ đó có động lực gắn kết và tự giác hoàn thành trách nhiệm của mình.
8. Thể hiện sự tin tưởng, giao việc và trao quyền cho nhân viên
Sự tin tưởng của cấp trên là vô cùng quan trọng. Nhân viên sẽ có động lực làm việc hơn khi họ được cấp trên trọng dụng và trao quyền, tạo điều kiện tốt để họ hoàn thành công việc.
Bạn có thể dùng OKR để cho phép nhân viên tham gia vào quá trình đặt mục tiêu và kết quả then chốt. Phương pháp này vừa tạo ra sự cam kết từ nhân viên, vừa để họ có thể mở rộng giới hạn khả năng sáng tạo và phát huy tối đa năng lực của họ.
9. Tạo cơ hội phát triển bản thân của nhân viên
Doanh nghiệp nên tạo ra các cơ hội để nhân viên của mình có thể phát huy đầy đủ các kỹ năng và chuyên môn của mình để họ có thể tự hào về công việc của chính họ. Cung cấp cho nhân viên các chương trình đào tạo để giúp họ có cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp và trở nên am hiểu hơn về các tin tức và công nghệ mới nhất trong ngành.
10. Thúc đẩy tinh thần truyền động lực cho nhân viên
Vai trò của người quản lý được chú trọng và nâng cao kỹ năng truyền động lực cho nhân viên, gắn kết mối quan hệ giữa các nhân viên với nhau. Khi nhân viên được chào hỏi, làm quen họ sẽ dễ dàng xây dựng được các mối quan hệ hợp tác bền vững và lâu dài trong công việc.
Ngoài ra, doanh nghiệp có thể tổ chức các buổi hoạt động giải trí, du lịch để tăng cường tinh thần hợp tác, kết nối giữa các nhóm, phòng ban với nhau.
11. Đào tạo nâng cao để nhân viên hứng thú hơn trong công việc
Không nhân viên nào muốn làm một công việc nhàm chán, lặp đi lặp lại mỗi ngày. Hãy tạo cho họ những cơ hội làm việc có tính thử thách và đào tạo nâng cao chuyên môn/ kỹ năng để họ có thể hoàn thành công việc đó hiệu quả. Điều này sẽ khiến nhân viên có hứng thú hơn, cảm thấy được học hỏi và phát triển mỗi ngày.
Đồng thời hãy hướng dẫn hoặc gợi ý nhân viên khi cần thiết, tránh để tình trạng họ mất phương hướng trong đống công việc mà không biết bắt đầu từ đâu, bắt đầu như thế nào. Một chỉ dẫn của bạn cũng có thể giúp họ tháo gỡ bế tắc, có ý tưởng và động lực để hoàn thành công việc.
Nguồn: Tổng hợp internet