6 năng lực quản trị mà nhà quản trị cần phải có
6 năng lực quản trị mà nhà quản trị cần phải có - Khóa học CEO
1. Năng lực quản lý lãnh đạo
Năng lực quản lý là khả năng thực hiện những công việc, nhiệm vụ cụ thể của công ty, doanh nghiệp. Nhà quản trị khi nắm được kỹ năng quản lý sẽ sử dụng kiến thức, tầm nhìn của bản thân để dẫn dắt tập thể nhân viên làm việc đạt hiệu quả cao. Khi điều hành doanh nghiệp thì năng lực quản lý là một trong 5 cấp độ lãnh đạo quan trọng mà mọi nhà quản trị cần phải luôn học hỏi trau dồi. Điều này giúp nhà quản trị nâng cao khả năng điều hành và tầm ảnh hưởng của mình trong toàn bộ doanh nghiệp.
2. Năng lực giao tiếp
Là một nhà lãnh đạo, bạn không thể không trang bị cho mình những kỹ năng giao tiếp hiệu quả để có thể vừa lãnh đạo vừa thấu hiểu được nhân viên của mình. Nhà quản trị không chỉ giao tiếp với nhân viên khi giao việc, đánh giá hay khiển trách mà còn cần lắng nghe nhân viên, nói chuyện với họ dưới cương vị là người chia sẻ kinh nghiệm để tạo sợi dây gắn kết giúp nhân viên làm việc và cống hiến hết mình.
3. Khả năng lập kế hoạch
Xây dựng một bản kế hoạch chi tiết giúp nhà quản lý dễ đo lường, phân công và giám sát công việc tốt hơn. Một người có kỹ năng lập kế hoạch tốt sẽ kiểm soát được hoạt động nhân sự, tiến độ công việc từ đó nắm rõ được kết quả công việc trong tương lai. Một khi có khả năng lên kế hoạch, người lãnh đạo có thể lường được nhiều phương án có thể xảy ra khi triển khai công việc, vì vậy, đội nhóm do họ quản lý vẫn sẽ hoàn thành tốt nhiệm vụ dù có những bất lợi xảy ra.
>> Tìm hiểu ngay khoá học giám đốc điều hành chuyên nghiệp
4. Năng lực giải quyết xung đột
Môi trường làm việc công sở không tránh khỏi những xung đột xảy ra giữa các nhân viên, nhân viên với lãnh đạo hoặc giữa nhân viên với khách hàng. Để duy trì một môi trường làm việc vừa thoải mái vừa dễ chịu, nhà quản trị cần nắm được cách giải quyết những mâu thuẫn xảy ra một cách hợp tình hợp lý.
5. Khả năng tự làm chủ bản thân
Một trong những khả năng quan trọng của năng lực lãnh đạo quản lý là tự làm chủ bản thân. Nhà quản trị không thể lãnh đạo nhân viên nếu chính bản thân họ không có kỹ năng quản lý những quy tắc của riêng mình. Việc quản lý tốt cảm xúc, những nguyên tắc và công việc cá nhân giúp nhà quản trị có những góc nhìn lý trí, tạo uy tín với nhân viên và nhận được sự tôn trọng từ họ.
Khả năng tự làm chủ bản thân được thể hiện qua:
- Làm chủ thời gian, công việc
Nhà quản trị làm chủ được thời gian, công việc của mình để vừa có thể quản lý công việc cá nhân vừa theo dõi tiến độ công việc của nhân viên tốt nhất.
- Làm chủ cảm xúc
“Công tư phân minh” là biểu hiện của một nhà lãnh đạo tài ba, có kinh nghiệm. Nhà quản trị cần biết cách kiềm chế những cảm xúc vui buồn cá nhân để đặt hiệu quả công việc và việc giải quyết vấn đề lên hàng đầu.
- Làm chủ những nguyên tắc cá nhân
Một lãnh đạo có nguyên tắc riêng chắc chắn sẽ tạo được ấn tượng và uy tín với nhân viên, từ đó nâng cao tiếng nói và giá trị bản thân, khiến nhân viên khâm phục.
6. Khả năng dẫn dắt người khác cùng phát triển
Năng lực lãnh đạo quản lý của nhà quản trị còn được thể hiện ở việc nhà quản trị đó có khả năng tạo động lực và dẫn dắt những thành viên khác cùng phát triển ngày một tốt hơn. Năng lực tự làm chủ bản thân và giải quyết mọi vấn đề một cách hợp lý, thuyết phục chính là tiền đề cho khả năng phát triển những nhân viên khác của nhà quản trị.
Nhà quản trị khi đã có khả năng phát triển những người khác có thể:
- Nhận được sự tôn trọng và tín nhiệm từ đội ngũ nhân viên
- Là hình mẫu lý tưởng để nhân viên học tập
- Có tiếng nói trong mọi việc, khiến nhân viên tâm phục khẩu phục
- Là động lực để nhân viên phát triển bản thân tốt hơn, hoàn thành tốt nhiệm vụ, nâng cao hiệu quả công việc
Nguồn: Tổng hợp internet
Tags: năng lực lãnh đạo lãnh đạo quản lý