7 Bước lập kế hoạch tài chính cho doanh nghiệp
7 Bước lập kế hoạch tài chính cho doanh nghiệp - Khóa học CEO
Bước 1: Xác định mục tiêu tài chính
Trước khi lập kế hoạch tài chính, Người lãnh đạo cần xác định rõ mục tiêu tài chính của doanh nghiệp. Điều này bao gồm đặt ra các mục tiêu cụ thể về lợi nhuận, doanh thu, tăng trưởng hoặc lợi tức đầu tư. Mục tiêu tài chính sẽ định hướng toàn bộ quá trình lập kế hoạch và quản lý tài chính.
Bước 2: Phân tích tình hình tài chính hiện tại
Để lập kế hoạch tài chính hiệu quả và chính xác, Nhà quản trị cần tiến hành phân tích tình hình tài chính hiện tại của doanh nghiệp bằng cách xem xét báo cáo tài chính, chỉ số tài chính và các thông tin liên quan. Quá trình này giúp hiểu rõ về sức khỏe tài chính của doanh nghiệp, các yếu tố tài chính quan trọng như doanh thu, lợi nhuận, dòng tiền, cấu trúc vốn và nợ.
Bước 3: Xây dựng báo cáo tài chính cho tương lai
Dựa trên mục tiêu tài chính và phân tích tình hình tài chính hiện tại, doanh nghiệp cần xây dựng báo cáo tài chính dự kiến cho tương lai. Bao gồm việc dự báo doanh thu, chi phí, lợi nhuận và dòng tiền trong một khoảng thời gian cụ thể. Dự báo tài chính đúng đắn giúp định rõ nguồn tài chính cần thiết và định hình kế hoạch tài chính.
Bước 4: Xác định nguồn vốn có sẵn và dự kiến
Nhà lãnh đạo cần xác định các nguồn vốn có sẵn và dự trù trong tương lai. Điều này bao gồm đánh giá các nguồn tài chính nội bộ như vốn chủ sở hữu, thu nhập từ hoạt động kinh doanh và quản lý dòng tiền. Ngoài ra, quản lý cũng cần xem xét các nguồn tài chính bên ngoài như vốn vay từ ngân hàng, phát hành cổ phiếu hoặc tìm kiếm đối tác đầu tư.
>> Xem thêm: Khóa học CFO - Giám đốc tài chính chuyên nghiệp
Bước 5: Lập ngân sách cụ thể cho từng hoạt động
Dựa trên báo cáo tài chính dự kiến và nguồn vốn có sẵn, Giám đốc tài chính cần lập ngân sách cụ thể cho từng hoạt động của doanh nghiệp. Cụ thể, doanh nghiệp cần phân bổ nguồn lực tài chính cho hoạt động tiếp thị, nghiên cứu, phát triển, quản lý rủi ro, đầu tư,… Ngân sách càng chi tiết sẽ càng giúp tổ chức định rõ mục tiêu, phân công trách nhiệm và quản lý tài chính hiệu quả.
Bước 6: Quản lý dòng tiền doanh nghiệp
Giám đốc tài chính cần đặc biệt chú trọng quản lý dòng tiền doanh nghiệp để đảm bảo hoạt động tài chính luôn được tuần hoàn. Quá trình này bao gồm theo dõi thu chi hàng ngày, quản lý các chu kỳ thu chi, dự báo và dự trù dòng tiền trong tương lai, tối ưu hóa quỹ tiền mặt.
Bước 7: Theo dõi, đánh giá và điều chỉnh định kỳ
Cuối cùng, doanh nghiệp cần giám sát và đánh giá kế hoạch tài chính thường xuyên, định kỳ để đạt hiệu quả tốt nhất. Các hoạt động trong bước này gồm so sánh các số liệu thực tế với dự kiến, phân tích hiệu suất tài chính, đánh giá rủi ro và cơ hội mới… từ đó điều chỉnh kế hoạch tài chính theo nhu cầu và điều kiện mới. Quá trình này giúp giữ cho kế hoạch tài chính luôn linh hoạt và phù hợp với môi trường kinh doanh thay đổi.
Trên đây là các bước chi tiết về lập kế hoạch tài chính cho doanh nghiệp, hy vọng những thông tin trong bài viết sẽ giúp các doanh nghiệp lập được một bản kế hoạch hiệu quả.
Theo: 1office.vn