Conversational Marketing là gì? 5 bước triển khai Conversational Marketing cho doanh nghiệp
Conversational Marketing là gì? 5 bước triển khai Conversational Marketing cho doanh nghiệp - Khóa học CEO
1. Conversational Marketing là gì?
Conversational Marketing hay tiếp thị đàm thoại là một phương pháp tiếp thị mô tả quá trình trò chuyện trực tiếp giữa doanh nghiệp và khách hàng thông qua các công cụ như chatbots, trò chuyện trực tiếp, mạng xã hội và các ứng dụng tin nhắn.
Đây là cách để doanh nghiệp của bạn kết nối với các khách hàng đầy tiềm năng và tạo mối quan hệ thân thiết giúp gia tăng chuyển đổi bán hàng. Thông qua quá trình trò chuyện, doanh nghiệp hãy tập trung vào tương tác với khách hàng thay vì chỉ truyền tải một chiều về thương hiệu.
Thuật ngữ Conversational Marketing được đặt ra bởi Drift - một doanh nghiệp bán hàng và tiếp thị nổi tiếng thế giới. Nó đã làm thay đổi hoàn toàn định nghĩa cách các doanh nghiệp tương tác với khách hàng, mang lại cho khách hàng những thông tin hay giải đáp thắc mắc một cách nhanh chóng và kịp thời. Điều này đã giúp doanh nghiệp nâng cao trải nghiệm của khách hàng và xây dựng mối quan hệ bền chặt hơn giữa hai bên.
2. Lợi ích của Conversational Marketing với doanh nghiệp
2.1 Nâng cao trải nghiệm của của khách hàng
Khi trò chuyện với khách hàng sẽ giúp bạn biết thêm những nhu cầu và những khó khăn mà họ gặp phải khi mua hàng trước khi đưa ra các hướng giải quyết phù hợp bằng cách điều chỉnh cách trò chuyện hay gửi cho họ một số thông điệp liên quan, và tương tác với họ một cách nhanh nhất.
Điều này sẽ mang lại cho doanh nghiệp một kênh liên lạc với khách hàng một cách chuyên nghiệp hơn. Đặc biệt là các tương tác đều được cá nhân hóa và đem lại nhiều trải nghiệm tốt cho khách hàng.
2.2 Tăng mức độ tương tác cho doanh nghiệp
Sau khi trao đổi với khách hàng, sẽ có nhiều khả năng họ quay lại trang web của bạn, tương tác với nội dung của bạn và có thể mua hàng từ doanh nghiệp bạn. Các công cụ bots còn cho phép các công ty thu thập các dữ liệu tự nhiên của khách hàng. Thay vì gặp mặt trực tiếp, khách hàng sẽ chia sẻ thông tin qua các cuộc trò chuyện. Lượng tương tác trực tiếp cao sẽ làm tăng lượng khách hàng tiếp cận và mức độ tương tác với thương hiệu.
2.3 Thúc đẩy hành vi mua hàng của khách hàng
Qua những nhận xét từ người tiêu dùng, các chatbot có thể dễ dàng phân tích các hướng đi của khách hàng để đề xuất và tư vấn các sản phẩm dịch vụ phù hợp với nhu cầu của họ. Với dữ liệu mua sắm trong quá khứ của khách hàng, chatbot cũng có thể đưa ra các đề xuất với sản phẩm tương tự.
Sau khi các hoạt động tiếp thị của bạn được kết nối với khách hàng, bạn có thể chắc chắn rằng đã hướng người mua đến kênh bán hàng của mình một cách hiệu quả. Từ đây, bạn thành công trong việc thúc đẩy khách hàng mua hàng một cách nhanh chóng giúp gia tăng doanh thu của doanh nghiệp.
2.4 Tạo dựng liên kết với khách hàng
Conversational Marketing nhanh chóng phản hồi các vấn đề mà khách hàng thắc mắc, cần hỗ trợ hay cung cấp thông tin về sản phẩm và dịch vụ mà sẽ mang lại nhiều lợi ích cho khách hàng. Với khả năng giữ chân khách hàng và gia tăng doanh thu theo thời gian, Conversational Marketing sẽ không chỉ tạo dựng mối quan hệ tích cực giữa khách hàng hiện tại mà còn phát triển với các khách hàng tiềm năng khác trong tương lai.
2.5 Giảm chi phí khi nghiên cứu thị trường
Việc tận dụng một cách triệt để các cuộc trò chuyện và lắng nghe suy nghĩ của khách hàng sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm một khoản chi phí đáng kể để nghiên cứu thị trường. Khách hàng sẽ không ngần ngại nói về những khiếu nại, nhu cầu hay khó khăn của họ khi bạn gợi hỏi.
3. 5 bước triển khai tiếp thị hội thoại thành công cho doanh nghiệp
Dưới đây là các bước triển khai Conversational Marketing hiệu quả cho doanh nghiệp:
3.1 Xác định mục tiêu kinh doanh và dữ liệu sẽ dùng
Trước khi triển khai các chiến lược Conversational Marketing, doanh nghiệp cần xác định rõ mục tiêu muốn đạt được: bạn có muốn tăng doanh số bán hàng qua mạng xã hội bằng cách sử dụng Chatbot Messenger để gửi đề xuất sản phẩm, hay bạn muốn cải thiện sự hài lòng của khách hàng,...
Để đo lường hiệu quả của các chiến lược tiếp thị, bạn có thể theo dõi các chỉ số như doanh số bán hàng, chỉ số tương tác, mức độ trung thành, và sự hài lòng của khách hàng,...
3.2 Xác định thông điệp truyền đi
Điều quan trọng nhất của Conversational Marketing là giao tiếp. Để giao tiếp thành công, bạn cần có một thông điệp rõ ràng. Hơn thế nữa, thông điệp này phải đủ hấp dẫn và thu hút đối với nhóm đối tượng khách hàng mà bạn muốn hướng đến.
3.3 Chọn kênh giao tiếp phù hợp
Không phải mọi kênh giao tiếp đều hoạt động theo cùng một cách. Chẳng hạn, nếu bạn muốn chatbot của mình hỗ trợ khách hàng đưa ra các gợi ý về sản phẩm, bạn có thể lựa chọn nền tảng trò chuyện như Facebook Messenger.
Nếu mục tiêu của bạn là để chatbot trả lời các câu hỏi của khách hàng về sản phẩm hoặc dịch vụ, thì việc tích hợp chatbot vào trang web của bạn sẽ mang lại hiệu quả cao hơn.
3.4 Chọn nền tảng Conversation Marketing
Conversational Marketing ngày càng phát triển khi công nghệ kỹ thuật số phát triển không ngừng. Hiện nay, ngày càng có nhiều công ty cung cấp các giải pháp Conversational Marketing. Bạn nên xem xét kỹ các nền tảng này hiện có trên thị trường, đảm bảo rằng các nền tảng đó thực hiện tốt các nhiệm vụ và thực sự phù hợp để mang lại hiệu quả tốt nhất cho doanh nghiệp của bạn.
3.5 Kiểm tra trước khi vận hành
Trước khi chính thức vận hành các công cụ hỗ trợ, bạn cần thử nghiệm nhiều lần và đánh giá hiệu quả của chúng. Các công cụ này sẽ đại diện cho doanh nghiệp trong việc giao tiếp và tương tác với khách hàng vì thế các doanh nghiệp cần phản hồi nhanh hơn và sẵn sàng phục vụ 24/7. Việc này không chỉ giúp duy trì sự hài lòng của khách hàng mà còn thể hiện cam kết của doanh nghiệp trong việc cung cấp dịch vụ chất lượng.
Theo: Blog Sapo