Fomo Marketing và 8 bước áp dụng Fomo Marketing để doanh số tăng "vù vù"
Fomo Marketing và 8 bước áp dụng Fomo Marketing để doanh số tăng "vù vù" - Khóa học CEO
Fomo Marketing là gì?
Fomo Marketing được hiểu là việc áp dụng các đặc điểm của hội chứng sợ bị bỏ lỡ vào trong các chiến dịch quảng bá truyền thông. Các chiến dịch truyền thông sẽ dựa vào hiệu ứng Fomo để tạo ra yếu tố khan hiếm, độc quyền cho sản phẩm/dịch vụ. Từ đó nhằm thúc đẩy hành động của khách hàng như mua hàng, truy cập trang web, chia sẻ sản phẩm,...
Tâm lý chung của người tiêu dùng là nỗi sợ bỏ lỡ cái gì đó. Nhiều người đã từ bỏ mua sản phẩm/dịch vụ bởi vì lo sợ giá trị của sản phẩm đó không tương xứng với chi phí bỏ ra. Tuy nhiên người tiêu dùng lại đang tự khiến bản thân mất đi cơ hội được trải nghiệm sản phẩm hay dịch vụ đó.
Ưu điểm của hội chứng sợ bỏ lỡ trong tiếp thị
Khi sử dụng Fomo trong Marketing sẽ mang đến nhiều lợi ích cho doanh nghiệp:
- Tạo ra các cảm giác khẩn cấp, áp lực khiến khách hàng cảm thấy mình có thể bỏ lỡ cơ hội trải nghiệm, hưởng ưu đãi từ đó kích thích họ tham gia mua hàng đến khi cơ hội kết thúc.
- Giúp tăng sự tương tác giữa khách hàng với doanh nghiệp và thúc đẩy khách hàng tham gia vào hoạt động để không bỏ lỡ những trải nghiệm thú vị.
- Fomo Marketing cũng tạo ra sự cạnh tranh, sự áp lực nên sẽ giúp thúc đẩy khách hàng mua hàng ngay lập tức. Lượng khách hàng mua sản phẩm càng nhiều sẽ làm tăng doanh số bán hàng và doanh thu của doanh nghiệp.
- Giúp xây dựng hình ảnh thương hiệu nổi bật trong mắt khách hàng. Khi cần dùng đến họ sẽ nhớ đến sản phẩm của doanh nghiệp nhiều hơn.
- Giúp xây dựng lòng trung thành của khách hàng đối với thương hiệu và kết nối mạnh mẽ với doanh nghiệp.
- Tạo ra các chiến dịch có hiệu quả, có tính hấp dẫn, gây ấn tượng mạnh với khách hàng.
Cách áp dụng Fomo Marketing trong doanh nghiệp
Để sử dụng Fomo trong Marketing đạt hiệu quả tốt nhất bạn hãy áp dụng 8 cách sau. Đây là những yếu tố đã được thực hiện và kiểm chứng bởi nhiều doanh nghiệp.
Đặt giới hạn thời gian mua rõ ràng
Việc đặt giới hạn thời gian mua hàng rất quan trọng trong tiếp thị Fomo. Khi giới hạn thời gian mua hàng cụ thể sẽ tạo kích thích cho khách hàng mua sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp.
Nếu mua trong thời gian quy định, khách hàng sẽ hưởng những ưu đãi tốt, chiết khấu kèm theo. Còn nếu mua hàng ngoài thời gian quy định các ưu đãi đó sẽ không còn hiệu lực. Với tâm lý không muốn bỏ lỡ nên khách hàng sẽ đưa ra quyết định ngay khi thời gian mua hàng sắp hết.
Ví dụ: Amazon đã sử dụng hình thức tiếp thị Fomo một cách cực kỳ tốt. Họ đã đưa ra nhiều ưu đãi trong ngày kéo dài đến 24 giờ. Khách hàng muốn nhận được ưu đãi quà tặng hấp dẫn đó thì phải mua hàng trong thời gian quy định.
Làm nổi bật số lượng sản phẩm
Sau khi đã thực hiện xong đặt giới hạn thời gian mua hàng rồi, bước tiếp theo bạn cần thực hiện đó là làm nổi bật số lượng sản phẩm. Hãy tạo ra sự khan hiếm bằng cách giới hạn quy định sản phẩm, dịch vụ có sẵn.
Ví dụ như dùng các từ khóa “Hàng có hạn”, “Ưu đãi giới hạn” hay “Chỉ còn một vài sản phẩm”. Dùng các từ khóa có tính nổi bật này sẽ thúc đẩy khách hàng hành động nhanh chóng trước khi hết hàng hoặc trước khi hết thời gian khuyến mãi.
Nhấn mạnh sự khan hiếm thúc đẩy sự cạnh tranh
Nhấn mạnh sự khan hiếm của sản phẩm để thúc đẩy sự cạnh tranh là một chiến dịch hiệu quả của Fomo trong Marketing. Doanh nghiệp có thể áp dụng Fomo bằng cách cho thấy rằng nhiều người khác cũng đang tiếp cận muốn mua sản phẩm mà họ quan tâm.
Điều này vừa giúp chứng minh sản phẩm/dịch vụ doanh nghiệp cung cấp tốt mà còn cho thấy có rất nhiều người khách muốn sở hữu sản phẩm đó. Khi khách hàng cảm nhận được sự cạnh tranh họ sẽ đưa ra quyết định mua hàng một cách nhanh chóng mà không cần phải suy nghĩ nhiều.
Ví dụ: Trang website Booking.com đã khơi gợi sự cạnh tranh trong lòng khách hàng khi đưa ra combo vé máy bay với vé phòng khách sạn. Số lượng combo này chỉ có hạn nên đã thu hút được nhiều người muốn trải nghiệm. Khách hàng có nhu cầu sẽ đưa ra quyết định đặt mua nhanh chóng để trải nghiệm.
Nhấn mạnh cơ hội bị bỏ lỡ
Để thúc đẩy tiếp thị bán hàng Fomo trong Marketing, bạn nên cân nhắc đến việc giới thiệu tất cả các cơ hội mà khách hàng đã bỏ lỡ. Khi khách hàng cảm thấy mình đã mất đi một ưu đãi lớn chỉ vì đưa ra quyết định chậm hoặc đến muộn, không gọi điện nhanh thì họ sẽ bắt đầu lo lắng.
Chính sự lo lắng đó sẽ thúc đẩy chiến dịch tiếp thị Fomo hiệu quả hơn. Khách hàng sẽ đưa ra quyết định nhanh chóng hơn để không bị bỏ lỡ các giao dịch khác.
Ví dụ: Booking.com sử dụng chiến lược này để tạo lợi thế cho mình và giúp tăng doanh số bán hàng. Họ sử dụng Fomo bằng cách sử dụng cụm từ “Bạn đã bỏ lỡ nó!”. Khách hàng bắt đầu lo lắng khi đã bỏ lỡ cơ hội combo đặt vé máy bay và khách sạn. Nên khi doanh nghiệp đưa ra ưu đãi tiếp theo họ sẽ hành động ngay lập tức để trải nghiệm sản phẩm.
CTA rõ ràng
CTA có nghĩa là kêu gọi khách hàng hành động. Doanh nghiệp của bạn có thể sử dụng thêm các hình ảnh, video hấp dẫn để truyền tải thông điệp hiệu ứng Fomo một cách rõ ràng. Đưa ra thông tin về trải nghiệm người dùng tốt, lý do tại sao nên mua nó sẽ giúp thúc đẩy khách hàng hành động.
Booking KOL, KOC
Sử dụng KOL, KOC là việc trích dẫn những đánh giá tích cực của khách hàng trước đã sử dụng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Hoặc thúc đẩy Fomo trong Marketing bằng cách đưa những người nổi tiếng có ảnh hưởng truyền thông để tạo độ tin cậy cho thương hiệu.
Khi đã tạo được độ tin tưởng, khách hàng sẽ truy cập vào website và thực hiện hành động mua hàng. Chú ý nên đặt những câu trích dẫn KOL, KOC ở những vị trí dễ nhìn nhất để khách hàng có thể thấy.
Ứng dụng đa kênh
Thực hiện tiếp thị đa kênh để tiếp cận nhiều khách hàng hơn là cách hoạt động của Fomo trong Marketing. Bên cạnh các kênh quảng cáo truyền thống như in ấn báo chí, tờ rơi, poster, tivi thì bạn có thể quảng cáo trên các kênh mạng xã hội, website, Google,...
Khi thực hiện chiến dịch bạn có thể cho khán giả ở một trong các kênh của mình biết rằng bạn chỉ phát hành nội dung độc quyền trên các kênh khác. Đây là cách tạo ra Fomo để thúc đẩy họ theo dõi bạn, đăng ký các kênh khác,... Chẳng hạn như Amazon đã đưa ra các ưu đãi chỉ dành cho ứng dụng để khách hàng có thể tải xuống ứng dụng của họ.
Chia sẻ đánh giá từ khách hàng
Chia sẻ các đánh giá của khách hàng sẽ tạo được hiệu ứng Fomo trong Marketing mạnh mẽ. Tuy nhiên bạn nên chọn thời điểm phù hợp để tạo được hiệu quả tiếp thị một cách tốt nhất.
Nguồn: bizfly.vn
Tags: fomo marketing bán hàng