Hoạch định chiến lược doanh nghiệp: 4 nguyên lý và quy trình 6 bước hoạch định chiến lược
Hoạch định chiến lược doanh nghiệp: 4 nguyên lý và quy trình 6 bước hoạch định chiến lược - Khóa học CEO
1. Hoạch định chiến lược là gì?
Hoạch định chiến lược là một quy trình nghiên cứu, phân tích các yếu tố về môi trường, cơ hội, mục tiêu và đối thủ cạnh tranh. Thông qua các dữ liệu thu thập được, các nhà quản trị có thể thiết lập những mục tiêu chiến lược và phương hướng để hoàn thành mục tiêu đề ra theo cách tốt nhất.
Mục tiêu then chốt của việc hoạch định chính là đảm bảo khả năng hướng tới mục tiêu chung của các nhân viên trong tổ chức cũng như các bên liên quan để đạt được sự thống nhất về kết quả dự đoán. Bên cạnh đó, việc hoạch định chiến lược sẽ giúp nhà quản trị đưa ra được những đánh giá và điều chỉnh phù hợp trước sự biến động không ngừng của thị trường.
2. 4 nguyên lý hoạch định chiến lược doanh nghiệp
Có 4 nguyên lý trong hoạch định chiến lược doanh nghiệp. Thành bại ở một trong 4 lĩnh vực này đều có thể dẫn đến những thay đổi to lớn trong kết quả kinh doanh dù tốt hơn hay tệ hơn.
2.1. Chuyên Môn Hóa
Lĩnh vực chuyên môn hóa bạn lựa chọn sẽ quyết định phần lớn tương lai doanh nghiệp. Bạn có thể chuyên môn hóa một sản phẩm hay dịch vụ, một phân khúc khách hàng hoặc một khu vực thị trường.
Khi chuyên môn hóa trong lĩnh vực sản phẩm hoặc dịch vụ, bạn sẽ dễ dàng mô tả cách chuyên môn hóa của mình. Khi được hỏi: “Bạn đang kinh doanh loại hình nào?”, câu trả lời tức thì của bạn sẽ là: “bảo hiểm nhân thọ”, “nhà hàng hải sản” hoặc “phần mềm công nghệ”.
2.2. Khác Biệt Hóa
Mọi ngành kinh doanh đều đòi hỏi bạn phải khác biệt hóa sản phẩm hoặc dịch vụ để vượt trội hơn đối thủ cạnh tranh và được xem như là lựa chọn tốt hơn cho khách hàng.
Peter Drucker nói: “Mục đích của Marketing là khiến việc bán hàng trở nên không cần thiết”. Apple là một ví dụ hoàn hảo. Khi Apple công bố một sản phẩm hoặc dịch vụ mới, mọi người sẽ xếp hàng quanh các khu nhà và ngủ trên vệ đường để trở thành người mua đầu tiên. Họ không cần bán chúng. Do tiếng tăm về chất lượng của Apple quá xuất sắc, nên mọi người đều “tin” khi sản phẩm mới được công bố.
2.3. Phân Khúc Hóa
“Ai chính là khách hàng hoàn hảo của bạn?”. Đáp án chính là người xem trọng nhất lĩnh vực chuyên môn hóa của bạn và khao khát những giá trị cộng thêm độc nhất mà bạn mang lại. Khách hàng lý tưởng là người sẽ mua nhanh nhất và ít phản đối về giá nhất.
2.4. Tập Trung Hóa
Sau khi đã chuyên môn hóa, khác biệt hóa và tạo phân khúc, bạn có thể dốc hết 100% nguồn lực của mình để tập trung và chú tâm đến những khách hàng tốt nhất, có tiềm năng sinh lời cao nhất cho doanh nghiệp của mình.
Sau khi đã phát triển một sản phẩm hoặc dịch vụ xuất sắc và nhận diện rõ những khách hàng tốt nhất có thể và sẵn sàng mua sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn với mức giá đem về lợi nhuận cho bạn, bạn có thể tập trung hoàn toàn tâm lực nhằm thống trị phân khúc thị trường đó.
3. Các bước trong quy trình hoạch định chiến lược hiệu quả
Bước 1: Xác định tầm nhìn và sứ mệnh
Bắt đầu quy trình, bạn cần xác định được rõ ràng tầm nhìn và sứ mệnh của chính doanh nghiệp mình. Để xác định được, bạn cần trả lời các câu hỏi như điều mà doanh nghiệp hướng đến là gì? Mục tiêu và hướng đi mà nhà quản lý muốn đạt được nếu không hình dung được tương lai của doanh nghiệp? Tầm nhìn được xác định tốt được hướng đi cho nhân viên.
Để xác định được sứ mệnh, bạn cần thông tin cho các bên liên quan của doanh nghiệp biết về sản phẩm, thị trường, giá trị và khách hàng cũng như mối quan tâm đối với hình ảnh của doanh nghiệp trước công chúng cũng như các nhân viên. Sứ mệnh đóng vai trò hướng dẫn cho các nhà quản lý để đưa ra quyết định phù hợp.
Bước 2: Nghiên cứu môi trường cả bên trong và bên ngoài
Để đạt được hiệu quả cao hơn trong việc hoạch định chiến lược thì doanh nghiệp cần thiết phải nghiên cứu môi trường bên trong (nội bộ doanh nghiệp) và môi trường bên ngoài (thị trường).
- Nội bộ doanh nghiệp: Phân tích nội bộ doanh nghiệp chính là cách xác định khả năng tồn tại và phát triển hiệu quả của doanh nghiệp dưới những tác động của điều kiện bên ngoài.
- Phân tích thị trường: Việc xác định được cụ thể vị trí của doanh nghiệp mình đang ở ngành và phân khúc nào sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng phân tích đối thủ trực tiếp. Đồng thời hiểu rõ hơn về môi trường mà mình sẽ hoạt động kinh doanh.
Bước 3: Thiết lập nhiệm vụ và mục tiêu chung
Điều cần thực hiện tiếp theo trong quy trình hoạch định chính là thiết lập nhiệm vụ và các mục tiêu chung hàng năm cho các lĩnh vực và chức năng của doanh nghiệp. Các mục tiêu được đưa ra cần phải được thiết kế cụ thể để đạt được các mục tiêu, chức năng lớn hơn như mục tiêu tài chính, vận hành, tiếp thị, nhân sự,..
Để hoàn thành các nhiệm vụ và mục tiêu tốt nhất, mỗi nhà quản lý cần thực hiện điều chỉnh chính sách hoặc đưa ra các chính sách mới theo thời gian. Qua đó có thể định hướng triển khai chiến lược thành công.
Bước 4: Chọn lựa các chiến lược phù hợp
Để đảm bảo tính thành công cho việc hoạch định chiến lược, doanh nghiệp cần phải lựa chọn các chiến lược phù hợp với hoạt động kinh doanh. Các chiến lược được lựa chọn sẽ ở hai cấp độ chính bao gồm:
- Chiến lược kinh doanh: Chiến lược này được sử dụng khi các đơn vị chiến lược hay các doanh nghiệp vừa và nhỏ tìm kiếm chiến lược cho một sản phẩm được bán trên một thị trường duy nhất.
- Chiến lược công ty: Với chiến lược này, giám đốc tại các công ty mẹ sẽ lựa chọn sản phẩm và thị trường sản phẩm gia nhập để đưa ra quyết định mua lại hoặc hợp nhất với các đối thủ cạnh tranh.
Bước 5: Phân bổ nguồn nhân lực để triển khai
Mỗi một chiến lược khi được triển khai đều cần tiến hành thay đổi cơ cấu tổ chức và phân bổ nguồn nhân lực sao cho phù hợp nhất với khả năng và quyền hạn để đạt được hiệu quả triển khai cao nhất. Ngoài ra, thực hiện phân chia lại trách nhiệm và quyền hạn cho các nhà quản lý cũng là điều cần thiết nên làm.
Bởi các nhà quản lý hay các bộ phận nhân lực có thể được chuyển từ vùng chức năng này sang một vùng chức năng mới. Và điều đó nghiễm nhiên sẽ tạo ra lực cản đối với sự thay đổi và tránh làm ảnh hưởng tới việc triển khai chiến lược.
Bước 6: Giám sát và đánh giá kết quả chiến lược
Trong triển khai chiến lược thì giám sát và đánh giá kết quả là bước không thể nào thiếu được bởi môi trường bên ngoài và bên trong luôn có sự thay đổi không ngừng. Các nhà quản lý luôn phải liên tục giám sát cả hai môi trường nói trên để xác định được kịp thời điểm mạnh, điểm yếu và cả những mối đe dọa có nguy cơ xuất hiện.
Nếu các tình huống mới phát sinh xảy ra thì nhà quản lý phải nhanh chóng thực hiện các hành động khắc phục càng nhanh càng tốt. Thêm vào đó, bạn cũng cần tiến hành đo lường hiệu quả chiến lược để đưa ra được những so sánh giữa kết quả thực tế với kết quả ước tính và có được đánh giá kết quả chiến lược chính xác nhất.
Quy trình hoạch định chiến lược luôn giữ vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp và mang tính hệ thống chi tiết giúp doanh nghiệp dễ dàng phát triển hoạt động kinh doanh của mình.
Nguồn: Tổng hợp internet