Những cách nâng cao giá trị sản phẩm giúp tạo sự khác biệt trên thị trường cho doanh nghiệp
Những cách nâng cao giá trị sản phẩm giúp tạo sự khác biệt trên thị trường cho doanh nghiệp - Khóa học CEO
1. Giá trị sản phẩm là gì?
Giá trị sản phẩm là tất cả những lợi ích mà khách hàng có thể nhận được khi mua sản phẩm, dịch vụ nào đó. Nó bao gồm cả lợi ích hữu hình và vô hình, lợi ích vật chất và tinh thần, lợi ích cơ bản và bổ sung,...
Với thị trường Việt Nam đầy tính năng động, nơi hàng hoá đa dạng về sản phẩm, chủng loại, kích thước, chức năng,... thì điều đầu tiên khách hàng hướng tới là giá cả và giá trị mà nó mang lại.
2. Những cách nâng cao giá trị sản phẩm
Gia tăng giá trị sản phẩm cho khách hàng chắc chắn sẽ là chiến lược khôn ngoan bạn nên lựa chọn thay vì chỉ giảm giá sản phẩm cho khách hàng.
2.1 Miễn phí đổi trả
Doanh nghiệp có thể áp dụng phương pháp miễn phí đổi trả cho mỗi sản phẩm của mình để giúp khách hàng xoá đi những e ngại ban đầu. Phương pháp này có thể áp dụng cho cả phương thức bán hàng truyền thống lẫn online.
Tuy nhiên, doanh nghiệp cần lên kế hoạch cụ thể, chặt chẽ cho phương án giúp gia tăng giá trị sản phẩm này để không làm ảnh hưởng tới lợi nhuận. Hãy tự giảm thiểu những trường hợp khách hàng trả lại hàng bằng cách nâng cao chất lượng dịch vụ, mô tả sản phẩm và tư vấn sản phẩm cho khách hàng kỹ hơn trước khi đơn hàng được giao.
2.2 Miễn phí vận chuyển/ đơn hàng
Miễn phí vận chuyển chính là điều khách hàng yêu thích. Doanh nghiệp sẽ được gia tăng tỷ lệ chuyển đổi trong bán hàng nhưng cũng có nguy cơ giảm lợi nhuận nếu áp dụng không đúng cách.
Lưu ý: Phương pháp tăng giá trị sản phẩm này chỉ nên áp dụng khi các đơn hàng có lợi nhuận và cần xem xét miễn phí vận chuyển như là một tùy chọn. Hãy chú trọng tới khâu kiểm định hàng trước khi giao hàng để đảm bảo giao đúng ngay lần đầu tiên.
Vấn đề truyền thông về dịch vụ giao hàng miễn phí cần được làm trước khi khách hàng mua hàng. Doanh nghiệp cũng cần đưa nó vào marketing để đo lường hiệu quả trước - sau.
Một dạng khác của miễn phí vận chuyển đơn hàng (hay còn được gọi là miễn phí vận chuyển có điều kiện). Khi điều kiện tài chính không cho phép, bạn có thể đặt ra giá trị đơn hàng tối thiểu mà khách hàng cần đáp ứng để được miễn phí vận chuyển.
Phương pháp tăng giá trị sản phẩm này vừa giúp gia tăng lợi nhuận, vừa khuyến khích khách hàng mua nhiều sản phẩm hơn.
Cũng giống như phương pháp miễn phí vận chuyển toàn bộ đơn hàng, chiến thuật này cũng cần được truyền thông rộng rãi trước khi khách hàng mua hàng.
2.3 Nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng
Không chỉ nằm ở chất lượng sản phẩm, ngày nay khách hàng đánh giá cao về dịch vụ chăm sóc khách hàng của doanh nghiệp. Nếu việc đáp ứng, hỗ trợ khách hàng chu đáo, tận tình sẽ nâng tầm giá trị sản phẩm, tạo nên sự hài lòng cho khách hàng. Dù thực hiện kinh doanh cửa hàng trực tuyến hay offline, bạn cũng cần có một đội ngũ chăm sóc khách hàng được đào tạo bài bản, xử lý được các câu hỏi và các yêu cầu từ phía khách hàng một cách nhanh chóng và chuyên nghiệp nhất.
Có thể nhận thấy chăm sóc và làm hài lòng khách hàng là một trong những nhân tố hàng đầu để doanh nghiệp tạo sự khác biệt so với đối thủ cạnh tranh. Đó cũng chính là lý do vì sao những thương hiệu nổi tiếng, vững mạnh trên toàn thế giới rất chú trọng và quan tâm đến cảm nhận của khách hàng.
Tiêu chí mà một nhân viên chăm sóc khách hàng cần có là chuyên môn và thái độ phục vụ. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần phải trang bị cho nhân viên những công cụ thích hợp để họ tư vấn và phục vụ khách hàng một cách tốt nhất. Việc đầu tư vào các công cụ cũng như thường xuyên đào tạo chuyên môn nghiệp vụ sẽ giúp nâng cao chất lượng dịch vụ, hài lòng khách hàng.
Doanh nghiệp sẽ đánh giá chất lượng và hiệu quả làm việc của nhân viên chăm sóc khách hàng qua những tiêu chí nào? Đó chính là sự đánh giá của khách hàng: Rất Hài lòng, hài lòng, bình thường,...
2.4 Xây dựng chương trình khách hàng thân thiết
Chương trình khách hàng thân thiết cũng là một trong những phương pháp được rất nhiều doanh nghiệp áp dụng. Khách hàng thường có xu hướng mua sắm tiết kiệm và thích những phần thưởng đi kèm. Cách làm này vừa giúp gia tăng giá trị sản phẩm vừa tạo dựng độ thân thiết với khách hàng.
Khách hàng có thể đổi điểm, tích điểm dựa trên những sản phẩm mình đã mua để lấy những sản phẩm họ mong muốn, đổi sang voucher giảm giá cho những lần mua sắm tiếp theo. Điều này giúp tạo động lực để khách hàng tiếp tục mua sắm sản phẩm của bạn thay vì chạy sang đối thủ cạnh tranh.
Áp dụng chương trình khách hàng thân thiết sẽ giúp bạn có một cơ sở dữ liệu khách hàng thân thiết quý giá, giúp doanh nghiệp tiết kiệm rất nhiều chi phí quảng cáo, tiếp thị sản phẩm. Tuy nhiên, điểm tích lũy cũng chính là khoản nợ cần phải trả cho khách. Vì thế hãy đưa nó vào bảng cân đối tài sản khi làm báo cáo tài chính và báo cáo lợi nhuận.
2.5 Tăng giá trị sản phẩm bằng các ưu đãi cho các sản phẩm dễ hỏng, thay thế
Doanh nghiệp có thể áp dụng những ưu đãi đặc biệt khi bán sản phẩm dễ hỏng hoặc đến kỳ thay thế. Thay vì chờ đến khi khách hàng có phản hồi, bộ phận chăm sóc khách hàng cần tư vấn trước đó và đưa ra những giải pháp làm hài lòng khách hàng. Đây cũng chính là cách để thúc đẩy mối quan hệ lâu dài với khách hàng.
2.6 Khiến việc mua sắm trở nên nhanh chóng hơn
Nâng tầm chất lượng dịch vụ khách hàng cũng chính là cách nâng giá trị sản phẩm hiệu quả. Trong thời đại công nghệ 4.0, cụm từ “sự thoả mãn tức thì" không còn là một đòi hỏi quá khó từ phía khách hàng. Họ thường có xu hướng lựa chọn những người bán có thể đáp ứng cho họ một cách nhanh chóng, dù phải chi trả nhiều tiền hơn. Đó cũng chính là lý do vì sao mô hình kinh doanh online lại nở rộ và phát triển nhanh chóng như hiện nay.
Tạo và nâng cao giá trị sản phẩm là một hình thức gia tăng lợi nhuận mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng đều hướng tới. Tuy nhiên, làm thế nào để áp dụng có hiệu quả lại không phải là điều dễ dàng.
Theo bizfly.vn
Tags: sản phẩm giá trị sản phẩm