Những sai lầm phổ biến khi bán hàng trên facebook mà bạn phải biết
Những sai lầm phổ biến khi bán hàng trên facebook mà bạn phải biết - Khóa học CEO
Vậy điều gì khiến cho việc kinh doanh trên Facebook không đạt hiệu quả như mong đợi?
1. Người bán hàng trên Facebook không xác định rõ nhóm đối tượng khách hàng mục tiêu
Facebook giúp bạn kết nối nhanh chóng với một lượng người dùng lớn. Trong đó có những người sẽ quan tâm đến sản phẩm, dịch vụ mà bạn cung cấp, gọi chung là nhóm khách hàng tiềm năng. Ngược lại, một lượng lớn người dùng khác vẫn tiếp cận được các bài viết bán hàng nhưng lại không có nhu cầu hay quyết định mua hàng.
Không phân biệt được đâu là khách hàng mục tiêu là sai lầm thường gặp khi bán hàng trên Facebook. Điều này cũng khá dễ hiểu khi số lượng người dùng trên Facebook là quá lớn và nhu cầu của họ cũng rất đa dạng. Những người không phải là khách hàng tiềm năng ở hiện tại hoàn toàn có thể trở thành người mua hàng trong tương lai.
Do đó, để kinh doanh hiệu quả, bạn cần xác định rõ đối tượng khách hàng mà mình hướng đến là ai, có sở thích và hành vi tiêu dùng như thế nào. Nếu xác định sai đối tượng, hiệu quả bán hàng chắc chắn sẽ không cao. Ngoài ra, định hướng tệp khách hàng mục tiêu còn là bước quan trọng trong quy trình xây dựng kế hoạch bán hàng hiệu quả trên Facebook.
2. Bán hàng ngay trên Facebook cá nhân và SPAM hàng loạt bài viết sản phẩm
Đa số công việc bán hàng trên Facebook đều xuất phát từ Facebook cá nhân. Sau khi thu hút được một lượng khách hàng nhất định, người bán mới bắt đầu chuyển đổi từ trang cá nhân sang fanpage. Điều này mang đến một số bất lợi trong việc xác định đối tượng khách hàng tiềm năng. Bởi bạn bè trên Facebook cá nhân phần lớn là gia đình, người quen và không phải ai cũng có nhu cầu sử dụng sản phẩm mà bạn bán.
Nói cách khác, việc dùng trang cá nhân để kinh doanh là sai lầm thường gặp khi bán hàng trên Facebook. Không chỉ bị giới hạn số lượng người nhìn thấy bài viết, bán hàng trên Facebook cá nhân còn khiến người bán khó tiếp cận đến đúng nhóm khách hàng mục tiêu. Bên cạnh đó, việc đăng tải quá nhiều bài viết bán hàng cũng sẽ gây ra sự khó chịu cho bạn bè trên Facebook.
Nhiều người kinh doanh online cho rằng sản phẩm mình bán sẽ bị quên lãng nếu không được hiển thị thường xuyên trên bảng tin của khách hàng. Vì thế, họ thường chọn cách SPAM newfeed, đăng tải liên tục các bài viết giới thiệu và quảng cáo sản phẩm. Ngoài ra, một số người bán còn gắn tag khách hàng vào bài viết, gắn ảnh, đăng lên tường hay inbox tự động.
Tất cả những cách này đều gây phản ứng ngược, khiến khách hàng cảm thấy phiền và có cái nhìn không tốt về sản phẩm, người bán. Biểu hiện dễ thấy nhất là khách hàng sẽ bỏ theo dõi, unfriend hay thậm chí là chặn Facebook người bán. Do đó, để ngăn ngừa các vấn đề nói trên, người bán nên tìm hiểu cách đăng bài bán hàng trên Facebook. Đồng thời, bài viết cũng phải phù hợp với từng đối tượng khách hàng.
Nói tóm lại, một trang Facebook cá nhân hay một trang fanpage chuyên dụng sẽ là giải pháp hiệu quả hơn cho người kinh doanh.
3. Không cập nhật các chính sách Facebook, mua like ảo cho trang bán hàng
Không cập nhật các chính sách Facebook cũng là một sai lầm thường gặp khi bán hàng trên Facebook. Điều này dẫn đến việc người bán chọn mua các gói like ảo để tăng số lượng người theo dõi, tạo sự tin tưởng cho khách hàng. Với mục tiêu tối ưu hóa giá trị người dùng, Facebook đã đưa ra các chính sách nghiêm ngặt, trong đó có cả quy định liên quan đến like ảo.
Sử dụng like ảo gây ảnh hưởng lớn đến sự phát triển lâu dài của tài khoản và việc bán hàng trên Facebook. Rất nhiều fanpage đã bị khóa do Facebook phát hiện lượng like tăng bất thường trong thời gian ngắn với phần lớn lượt like là ảo. Chính vì vậy, để một trang bán hàng vận hành ổn định, người bán phải thường xuyên cập nhật các chính sách mới của Facebook, có kế hoạch phát triển bài bản và tránh sử dụng các gói like ảo.
4. Chỉ tập trung vào Facebook mà không mở rộng kênh bán hàng theo xu hướng người dùng
Nhiều người bán cho rằng Facebook là nơi tập trung của đại đa số khách hàng mục tiêu nên chỉ tập trung vào việc bán hàng qua nền tảng này. Đây cũng là một sai lầm thường gặp khi bán hàng trên Facebook, nhất là khi mua sắm trực tuyến đang trở thành xu hướng như hiện nay.
Công nghệ thông tin phát triển, kéo theo đó là sự ra đời của các trang web, sàn thương mại điện tử. Những tên tuổi lớn như Shopee, Tiki, Lazada đã trở thành địa chỉ mua hàng online quen thuộc của người dùng. So với Facebook, số lượng khách hàng tiềm năng trên những trang này không hề kém cạnh, thậm chí là nhỉnh hơn nhờ các chương trình khuyến mãi, săn sale.
Để bắt kịp xu hướng thời đại, bạn nên kết hợp đồng thời việc bán hàng trên Facebook và các nền tảng kể trên. Facebook có thể trở thành kênh giới thiệu sản phẩm, quảng bá thương hiệu và xây dựng lượng khách hàng trung thành. Những nền tảng khác sẽ là công cụ hỗ trợ đặt hàng, vận chuyển và giúp thương hiệu tiếp cận với nhiều khách hàng hơn.
Những sai lầm thường gặp khi bán hàng trên Facebook là yếu tố gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh trực tuyến. Khắc phục các vấn đề tồn đọng là việc cần làm để tối ưu hóa hiệu quả bán hàng trên nền tảng này.
Nguồn: sưu tầm
Tags: bán hàng trên facebook