Phương pháp quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ hiệu quả?
Phương pháp quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ hiệu quả? - Khóa học CEO
Quản trị doanh nghiệp nhỏ và vừa là gì?
Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ là những hoạt động liên quan đến việc quản trị, quản lý, hay xây dựng các chiến lược, định hướng con đường, lộ trình phát triển cho doanh nghiệp. Nhìn chung, nguồn vốn của những doanh nghiệp vừa và nhỏ thường không nhiều hoặc chỉ ở mức trung bình, và các nguồn lực khác như con người, cơ sở vật chất cũng tương đối hạn chế.
Vì vậy, việc chủ động thiết lập một hệ thống quản trị có nguyên tắc và giảm thiểu sai sót thực sự cần thiết để cân bằng các hoạt động của doanh
nghiệp như kế toán tài chính, chuỗi cung ứng, nguồn nhân lực, sản xuất kinh doanh thật sự cần thiết. Đặc biệt trong bối cảnh số hóa, quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ cần được thực hiện bài bản và thông minh để đạt được các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn.
Nếu quy trình quản trị doanh nghiệp tốt, doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ phát triển bền vững hơn, trở thành những doanh nghiệp tiên phong trong thị trường hoạt động của mình, thậm chí hướng tới mở rộng kinh doanh. Vì thế, những nhà quản trị phải có tầm nhìn, biết được điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp ở đâu để khắc phục, hiểu rõ điều gì là tốt nhất cho doanh nghiệp của mình.
Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ thế nào hiệu quả?
Để có thể hướng đến những thành công trong tương lai, việc quản trị doanh nghiệp hiệu quả là một điều bắt buộc. Sau đây là những việc mà nhà quản lý cần làm đối với những doanh nghiệp vừa và nhỏ:
1. Xác định rõ mục tiêu và chiến lược phát triển
Để quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ một cách tốt nhất, đầu tiên bạn sẽ cần xác định được mục tiêu cốt lõi và tổng quan chiến lược hoạt động. Nhà quản lý cần phải đánh giá cụ thể, kỹ lưỡng các điểm mạnh, điểm yếu của cả doanh nghiệp. Đó là các yếu tố liên quan đến văn hóa doanh nghiệp, đội ngũ nhân viên cũng như tình hình kinh doanh thực tế.
Bên cạnh đó, người quản lý cũng nên vạch ra những cơ hội, thách thức mà doanh nghiệp có thể đối mặt. Để có được điều này, doanh nghiệp cần tham khảo, rút ra những bài học từ các đối thủ cạnh tranh của mình.
Xác định được đầy đủ các yếu tố trên sẽ giúp việc quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ rõ ràng về lối phát triển, hoạch định đường hướng lâu dài. Hơn nữa, người đứng đầu cũng cần đặt mục tiêu cho từng mốc thời gian và cần hoạt động như thế nào để tiếp gần đến mục đích đặt ra. Đặc biệt, sự đồng lòng, liên kết giữa bộ máy quản lý trực tiếp và đội ngũ lãnh đạo cũng là điều cần dành nhiều lưu tâm trong hành trình này.
2. Quản lý bộ máy nhân sự
Nhân sự luôn là yếu tố quan trọng đối với bất cứ một doanh nghiệp nào và các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) cũng không phải là một ngoại lệ. Nhân lực chất lượng sẽ góp phần không nhỏ vào việc hoàn thành các dự án, đạt được những mục tiêu phát triển của doanh nghiệp.
Chình vì vậy, người quản lý doanh nghiệp nên chú trọng vào việc đào tạo nhân sự, tạo động lực trực tiếp trong quá trình làm việc cho tất cả nhân lực. Điều này đã giúp quy trình quản trị doanh nghiệp tránh đối mặt với nhiều khó khăn không đáng có. Xác định tinh thần hoạt động và số lượng lao động ngay từ đầu chắc chắn là bước không thể bỏ qua.
3. Quảng bá thương hiệu doanh nghiệp
Trong thời đại phát triển của công nghệ, người quản lý cũng không nên bỏ qua việc marketing khi quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ. Chú trọng thực hiện các hình thức marketing thương hiệu chính là cách giúp doanh nghiệp không trở nên lạc hậu và lỗi thời trên thị trường với sự cạnh tranh cao.
Xây dựng các chiến lược phát triển thương hiệu cụ thể, có kế hoạch phát triển lâu dài sẽ là một bước đi khôn ngoan. Khẳng định được vị thế và tạo hình ảnh tốt trong lòng khách hàng sẽ giúp doanh nghiệp có những bước phát triển xa hơn nữa trong suốt quá trình kinh doanh.
4. Tập trung phát triển sản phẩm
Các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng cần chú trọng đến việc phát triển sản phẩm của mình trong suốt quá trình kinh doanh. Đây là yếu tố chủ chốt đem lại sự hài lòng cho khách hàng, xây dựng quan hệ lâu dài với đối tác.
Người điều hành doanh nghiệp cũng cần hoạch định rõ sản phẩm chủ chốt doanh nghiệp cung cấp là gì. Lên một bản phương hướng bao gồm đầy đủ chất lượng cần đạt, các chi phí phải bỏ ra trong tiến trình sản xuất và cách thức cải tiến sản phẩm bắt kịp với dòng chảy thời đại, cùng sự sáng tạo thêm nhiều sản phẩm khác để đa dạng hóa sự lựa chọn cho nhiều đối tượng khách hàng.
5. Quản lý tài chính hiệu quả
Tài chính là yếu tố không thể không nhắc đến khi quản lý doanh nghiệp vừa và nhỏ. Với nguồn vốn không quá lớn, người đứng đầu cần thực sự tỉnh táo và vững kiến thức khi hoạch định kế hoạch quản lý tài chính cho doanh nghiệp của mình.
Nhà điều hành doanh nghiệp luôn cần phải cập nhật dòng tiền hằng ngày, xác định điểm hòa vốn hay hiểu rõ các chỉ số tài chính. Hơn nữa, việc tiến hành phân tích doanh thu, lãi lỗ thường xuyên để có mức kiểm soát chính xác, cụ thể các luồng tiền cũng như có kế hoạch cắt giảm chi phí nếu cần, đảm bảo các yếu tố đã cam kết với nhân sự, đối tác, khách hàng và các điều khoản trong Luật Lao động.
6. Sử dụng phần mềm quản trị uy tín
Hiện nay, rất nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ đã chuyển sang việc sử dụng các phần mềm để quản trị doanh nghiệp của mình. Đây là giải pháp đã mang lại những hiệu quả đáng kể, nhất là trong giai đoạn mà việc ứng dụng công nghệ là điều không còn xa lạ. Việc sử dụng các phần mềm hỗ trợ quản lý các quy trình của doanh nghiệp chắc chắn sẽ mang lại sự ổn định, thuận tiện nhất định cho người quản lý.
Ở kỷ nguyên chuyển đổi số, không chỉ các công ty lớn với tầm nhìn và sứ mệnh vượt trội trên thị trường mới cần áp dụng phần mềm quản trị doanh nghiệp. Với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đây sẽ là phương pháp giúp tối quy trình làm việc, kết nối giữa các nhân sự và kiểm soát chất lượng công việc nói chung. Bên cạnh đó, một số phần mềm trên thị trường hiện nay còn tích hợp nhiều tính năng quản lý trên cùng một nền tảng, không chỉ là quản lý bán hàng mà còn là cả quy trình vận hành doanh nghiệp.
Nguồn: Tổng hợp internet