Tài chính cá nhân là gì? Các nguyên tắc quản lý tài chính cá nhân hiệu quả
Tài chính cá nhân là gì? Các nguyên tắc quản lý tài chính cá nhân hiệu quả - Khóa học CEO
1. Tài chính cá nhân là gì?
Tài chính cá nhân là tổng hợp tất cả các vấn đề liên quan đến quản lý, sử dụng tiền, hạch toán số tiền kiếm được/ thu nhập, chi tiêu, tiết kiệm hay đầu tư,… của mỗi cá nhân. Mỗi người sẽ có vấn đề tài chính cá nhân khác nhau, do sự khác biệt về thu nhập, chi tiêu, nhu cầu, thói quen tiêu dùng khác nhau…
Nếu một doanh nghiệp cần quản lý tài chính giúp hoạt động kinh doanh phát triển, thì với mỗi cá nhân cần biết cách quản trị tài chính để giảm thiểu rủi ro về tiền bạc, tránh khủng hoảng do thu không đủ chi.
1.1. Quản lý tài chính cá nhân là gì?
Quản lý tài chính cá nhân là cách bạn sử dụng đồng tiền một cách hợp lý cho nhu cầu cần thiết, mục tiêu cá nhân, các dự định trong tương lai… Đồng thời phải luôn dự phòng cho mình một khoản cho những việc bất ngờ, rủi ro khó lường trước trong cuộc sống.
1.2. Tầm quan trọng của việc quản lý tài chính cá nhân
Tài chính cá nhân là vấn đề riêng của mỗi người, không ai giống ai. Nếu bạn có thu nhập cao, đáp ứng được các nhu cầu cá nhân, sở thích mua sắm, du lịch… Vậy tại sao phải quản lý tài chính cá nhân? và mục đích của quản lý tài chính cá nhân là gì?
Quản lý tài chính cá nhân sẽ giúp bạn hiểu rõ về cách vận hành của tiền, các vấn đề tài chính đang gặp phải, để tìm ra cách giải quyết phù hợp.
- Quản lý tài chính giúp bạn làm chủ đồng tiền, các nhu cầu cần thiết đến nhu cầu giải trí, mục tiêu cá nhân đều được đáp ứng và giải quyết hợp lý.
- Quản lý tài chính cá nhân giúp bạn không chi tiêu quá mức, hạn chế lãng phí tiền vào những công việc vô bổ. Việc chi tiêu kiểm soát sẽ giúp tiền được sử dụng đúng mục đích, từ đó hạn chế các khoản nợ, vấn đề tài chính đau đầu do thiếu tiền.
- Việc quản lý tài chính cá nhân hiệu quả sẽ giúp dễ dàng xây dựng các kế hoạch và mục tiêu tài chính, kế hoạch trong tương lai.
- Quản lý tài chính cá nhân hiệu quả giúp bạn chủ động hơn trong mọi trường hợp đột xuất bất ngờ xảy ra. Khoản tiền dự phòng, tiết kiệm sẽ giúp bạn ứng phó kịp thời khi bị ốm, tai nạn, thất nghiệp hay bị cắt giảm lương do dịch bệnh…
- Quản lý tài chính cá nhân hiệu quả không chỉ quản lý chi tiêu tiền kiếm được mà còn giúp gia tăng tài sản của bạn. Số tiền không chỉ để tiết kiệm và chi tiêu mà còn được sử dụng để đầu tư cho kỹ năng mới, nâng cao thu nhập. Tiền làm việc để tạo ra tiền, giúp thu nhập tăng dù bạn không bỏ ra quá nhiều công sức.
3. Cách quản lý tài chính cá nhân hiệu quả
3.1. Cách quản lý chi tiêu cá nhân
Quản lý chi tiêu là vấn đề đầu tiên mà bất cứ ai cũng cần thực hiện để tối ưu tài chính cá nhân. Sử dụng tiền hiệu quả, đúng cách đặc biệt quan trọng ảnh hưởng đến ngân sách tài chính của bạn. Quản lý chi tiêu cá nhân là việc bạn tối ưu sử dụng tiền vào các nhu cầu hàng ngày, cần thiết, giải trí, du lịch, ốm đau…
Phương pháp quản lý tài chính cá nhân 50/30/20
- 50% tổng thu nhập cho nhu cầu thiết yếu: Những khoản chi cố định như tiền điện, nước, xăng xe, ăn uống hoặc thuê nhà… Để xác định được gần chính xác nhất các khoản này, bạn có thể theo dõi hóa đơn, lịch sử chi của các tháng trước.
- 30% tổng thu nhập cho chi phí linh hoạt: Những khoản chi cho mục này bao gồm: mua sắm, chi phí phát sinh, giải trí… Nếu có thể bạn nên hạn chế chi tiêu ở khoản này vì suy ra đây không phải là mục chi tiêu thiết yếu và đôi lúc bạn chỉ đang mua sắm theo cảm tính của mình mà thôi.
- 20% còn lại cho tích lũy: Đây là khoản tiền mua được sự yên tâm cho bạn và gia đình. Tuy nhiên nếu tình hình tài chính chưa quá ổn định, bạn có thể cân nhắc thử nghiệm trước khoảng 10 hoặc 15%, sau đó tăng dần lên. Nếu nhóm chi phí linh hoạt được giảm bớt, nhóm tích lũy của bạn sẽ có thể được tăng lên.
Phương pháp quản lý tài chính cá nhân 6 cái lọ
Phương pháp 6 chiếc lọ là phiên bản chi tiết hơn so với phương pháp 50-30-20 đã giới thiệu phía trên. Bạn sẽ chia số tiền tổng thu nhập của mình thành 6 phần khác nhau để sử dụng cho các mục đích: thiết yếu, tiết kiệm, học hỏi, hưởng thụ, đầu tư và từ thiện. Quy tắc 6 chiếc lọ thường dành cho người mới bắt đầu tập quản lý tài chính cá nhân.
Nếu tổng thu nhập của bạn là 100% thì 6 chiếc lọ sẽ được chia nhỏ với tỷ lệ:
- Lọ 1 chiếm 55% phục vụ nhu cầu chi tiêu cần thiết cho cuộc sống cơ bản như: Tiền nhà ở, tiền ăn uống, đi lại, chi tiêu.
- Lọ 2 chiếm 10% là khoản tiết kiệm dài hạn. Số tiền tiết kiệm sẽ được dùng cho các mục tiêu dài hạn trong tương lai như mua nhà, mua xe…
- Lọ 3 chiếm 10% là khoản để đạt tự do tài chính. Số tiền sẽ được sử dụng để đầu tư, sinh lời, tạo thu nhập thụ động. Mục tiêu của khoản này giúp bạn nâng cao thu nhập, dần đạt được ngưỡng tự do tài chính mà không cần làm việc quá nhiều hay để đạt được mục tiêu nghỉ hưu sớm.
- Lọ 4 chiếm 10% phục vụ cho nhu cầu hưởng thụ như: Du lịch, sở thích cá nhân, mua sắm tự do…
- Lọ 5 chiếm 10% phục vụ cho mục đích giáo dục nâng cao kỹ năng bản thân hoặc đầu tư cho học tập của con cái.
- Lọ 6 chiếm 5% số tiền được sử dụng với mục đích cho đi, hỗ trợ người thân bạn bè, người có hoàn cảnh khó khăn hơn hay đơn giản được sử dụng để thăm hỏi mọi người.
3.2. Sổ Kakeibo
Phương pháp quản lý chi tiêu theo phong cách người nhật với sổ Kakeibo được đánh giá cao giúp bạn giám sát việc sử dụng tiền hiệu quả. Sổ Kakeibo là công cụ đắc lực để ghi chép lại chi tiêu, lên kế hoạch tài chính cho những ngày đầu tiên của tháng, xác định số tiền muốn tiết kiệm.
Cuốn sổ ghi chép sẽ giúp mỗi người tạo thành thói quen tổng hợp chi tiêu, đồng thời điều chỉnh lại thói quen sử dụng tiền của mình. Đồng thời, sổ Kakeibo sẽ giúp bạn ghi nhớ, tạo ra mục tiêu tài chính, đảm bảo thực hiện đầy đủ các cam kết ban đầu.
3.3. Các kênh đầu tư tài chính cá nhân
Đầu tư tài chính là giải pháp để nâng cao thu nhập, mức sống của mỗi người. Bạn không nên chỉ lao động tạo ra tiền, nên để đồng tiền lao động tạo ra chính nó. Đây là điểm mấu chốt quan trọng để đạt được sự tự do tài chính. Một số kênh đầu tư tài chính cá nhân hấp dẫn, mà bạn có thể tham khảo:
- Gửi tiết kiệm là hình thức quen thuộc nhưng hiệu quả. Khoản gửi tiết kiệm tại ngân hàng sẽ có khả năng sinh lời theo lãi suất ngân hàng, gói định kỳ.
- Chứng khoán là kênh đầu tư tài chính hấp dẫn nhất hiện nay. Đầu tư chứng khoán có tính thanh khoản cao, mang lại lợi nhuận lớn, bền vững cho người chơi. Tuy nhiên, để đầu tư chứng khoán bạn cần tìm hiểu và phân tích thị trường để đưa ra quyết định giao dịch phù hợp, phòng ngừa rủi ro thị trường. Với những người mới chưa có nhiều kinh nghiệm và thời gian tìm hiểu, đầu tư vào chứng chỉ quỹ là giải pháp hiệu quả thay thế. Ứng dụng Finhay với quỹ mở được quản lý bởi công ty quản lý quỹ TVS mang đến giải pháp đầu tư an toàn, ổn định cho người mới.
- Vàng là kênh đầu tư truyền thống, được nhiều người lựa chọn. Đầu tư vàng ổn định, không mất giá nhưng cũng cần kiến thức về thị trường để nắm bắt thời cơ mua bán mang lại lợi nhuận.
- Bất động sản mang lại cho các nhà đầu tư nhiều cơ hội sinh lời lớn, nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Nhà đầu tư cần hiểu về thị trường, các vấn đề pháp lý và số vốn không hề nhỏ. Đầu tư bất động sản cho thuê là một hình thức hiệu quả, nắm bắt xu hướng thị trường mang lại lợi nhuận ổn định.
Nguồn: sưu tầm
Tags: tài chính cá nhân