Tìm hiểu một số chiến lược thâm nhập thị trường dành cho doanh nghiệp
Tìm hiểu một số chiến lược thâm nhập thị trường dành cho doanh nghiệp - Khóa học CEO
1. Chiến lược thâm nhập thị trường là gì?
Chiến lược thâm nhập thị trường là quá trình mà một doanh nghiệp hướng tới việc tăng thị phần bằng cách đưa sản phẩm/ dịch vụ vào một thị trường mới hoặc mở rộng phạm vi tiếp cận trong thị trường hiện tại.
Đây là một trong bốn chiến lược lõi của ma trận Ansoff - rất quan trọng trong kinh doanh, giúp doanh nghiệp mở rộng quy mô, tăng trưởng doanh thu và củng cố vị thế thương hiệu trên thị trường.
2. Các chiến lược thâm nhập thị trường
Khi quyết định thực hiện chiến lược thâm nhập thị trường mới, doanh nghiệp có thể thực hiện chọn triển khai một số chiến lược phổ biến sau đây:
2.1. Định giá thâm nhập thị trường
Đây là chiến lược mà doanh nghiệp sẽ đặt giá sản phẩm ban đầu ở mức thấp để thu hút khách hàng mới và nhanh chóng chiếm lĩnh thị phần. Ví dụ: Các hãng điện thoại thông minh thường áp dụng chiến lược này khi ra mắt sản phẩm mới để cạnh tranh với các đối thủ.
- Ưu điểm: Thu hút khách hàng dễ dàng, tăng doanh số nhanh chóng
- Nhược điểm: Lợi nhuận ban đầu thấp, có thể gây khó khăn trong việc tăng giá sau này
2.2. Mở rộng kênh phân phối
Chiến lược này tăng cường sự hiện diện của sản phẩm trên thị trường bằng cách mở rộng các kênh phân phối như cửa hàng, siêu thị, online, đại lý... Ví dụ: Các thương hiệu thời trang nhanh thường mở rộng kênh phân phối qua các cửa hàng trực tuyến và cửa hàng truyền thống.
- Ưu điểm: Tăng khả năng tiếp cận khách hàng, đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng
- Nhược điểm: Cần đầu tư nhiều nguồn lực vào xây dựng và quản lý kênh phân phối
2.3. Cải tiến sản phẩm
Bằng cách cải tiến sản phẩm hiện có để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng, doanh nghiệp sẽ tạo ra sự khác biệt so với đối thủ cạnh tranh. Ví dụ: Các hãng ô tô liên tục cải tiến sản phẩm của mình để đáp ứng tiêu chuẩn khí thải và nâng cao tính năng.
- Ưu điểm: Tăng tính cạnh tranh của sản phẩm, tạo ra lòng trung thành của khách hàng
- Nhược điểm: Cần đầu tư tiền bạc, thời gian, công sức đế nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới
2.4. Tăng cường quảng cáo
Doanh nghiệp sử dụng kết hợp các hình thức quảng cáo truyền thống và hiện đại để tăng độ nhận biết về thương hiệu và sản phẩm. Ví dụ: Các thương hiệu nước giải khát thường sử dụng quảng cáo truyền hình, quảng cáo trên mạng xã hội để tiếp cận khách hàng.
- Ưu điểm: Tăng cường nhận thức về thương hiệu, thu hút khách hàng mới
- Nhược điểm: Chi phí quảng cáo cao, hiệu quả không thể đo lường chính xác
2.5. Chiến lược khuyến mãi
Chiến lược này sử dụng các chương trình khuyến mãi như giảm giá, tặng quà, mua một tặng một… để thu hút khách hàng và kích thích mua hàng. Ví dụ: Các siêu thị thường xuyên tổ chức các chương trình khuyến mãi để thu hút khách hàng.
- Ưu điểm: Tăng doanh số bán hàng trong ngắn hạn, thu hút khách hàng mới
- Nhược điểm: Có thể làm giảm lợi nhuận nếu không được quản lý chặt chẽ
2.6. Chiến lược tăng giá
Doanh nghiệp sử dụng chiến lược tăng giá sản phẩm khi chất lượng sản phẩm được cải thiện, giá nguyên vật liệu đầu vào tăng hoặc khi nhu cầu thị trường tăng cao. Ví dụ: Các hãng xe sang thường tăng giá sản phẩm khi ra mắt phiên bản mới với nhiều tính năng cao cấp hơn.
- Ưu điểm: Tăng lợi nhuận, nâng cao hình ảnh thương hiệu
- Nhược điểm: Có thể làm giảm số lượng khách hàng, đặc biệt khi đối thủ cạnh tranh có giá cả hấp dẫn hơn
2.7. Chiến lược giảm giá
Trong chiến lược này, doanh nghiệp chọn giảm giá sản phẩm để thu hút khách hàng mới, tăng doanh số bán hàng hoặc thanh lý hàng tồn kho. Ví dụ: Các cửa hàng thời trang thường xuyên giảm giá để thu hút khách hàng trong mùa sale.
- Ưu điểm: Thu hút khách hàng, tăng doanh số nhanh chóng
- Nhược điểm: Có thể làm giảm lợi nhuận, gây ảnh hưởng đến hình ảnh thương hiệu
2.8. Một số chiến lược thâm nhập thị trường khác
Ngoài 7 chiến lược phổ biến trên, doanh nghiệp có thể tham khảo một số chiến lược như sau:
- Liên kết hợp tác: Hợp tác với các doanh nghiệp khác để mở rộng thị trường, chia sẻ nguồn lực và giảm chi phí
- Phân phối trực tiếp: Bán hàng trực tiếp đến người tiêu dùng qua các kênh online hoặc cửa hàng riêng
- Tạo cộng đồng: Xây dựng cộng đồng khách hàng trung thành thông qua các hoạt động tương tác trên mạng xã hội
- Cá nhân hóa: Cá nhân hóa trải nghiệm mua sắm của khách hàng để tăng độ hài lòng và lòng trung thành
Chiến lược thâm nhập thị trường là một chiến lược quan trọng có thể tạo ra sự bứt phá, giúp doanh nghiệp tăng trưởng nhanh.
Nguồn: Sưu tầm