7P trong marketing, vai trò và case study hiệu quả của McDonalds
7P trong marketing, vai trò và case study hiệu quả của McDonalds - Khóa học CEO
Mô hình 7P trong marketing là gì?
Mô hình 7P marketing được hiểu đơn giản là một mô hình chiến lược marketing gồm nhiều yếu tố khác nhau. Đây là một chiến lược hữu ích giúp đưa sản phẩm đến với người tiêu dùng nhanh chóng. Nó đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo nên sự thành công trong kinh doanh của các doanh nghiệp và được các Agency sử dụng nhiều.
7P là mô hình marketing mix gồm 7 yếu tố: Product (Sản phẩm), Price (Giá cả), Place (Địa điểm), Promotion (Quảng bá), People (con người), Process (Quy trình), Physical Evidence (cơ sở hạ tầng, vật chất hỗ trợ marketing).
Được kết hợp giữa mô hình truyền thống và những yếu tố mới hiện đại, mô hình 7P nhanh chóng thể hiện được vai trò của mình. Các doanh nghiệp có thể tạo sự uy tín cho thương hiệu của mình, tiếp cận chính xác khách hàng tiềm năng. Đồng thời xây dựng chiến lược cạnh tranh với đối thủ. Nhiều trường học kinh tế đã dạy khái niệm này trong các lớp marketing cơ bản.
Lợi ích của doanh nghiệp khi áp dụng hiệu quả và chính xác Mô hình 7P là gì? Đó chính là doanh nghiệp sẽ tồn tại lâu dài và phát triển bền vững trong thị trường đầy khốc liệt. Doanh nghiệp sẽ nhanh chóng thích ứng và thay đổi phù hợp với môi trường bên ngoài.
Hơn nữa, mô hình 7P marketing còn giúp doanh nghiệp xác định được đối tượng khách hàng phù hợp. Thông qua hoạt động tìm kiếm của người tiêu dùng, doanh nghiệp sẽ đưa ra những sản phẩm mới. Hoặc cải thiện chất lượng sản phẩm, dịch vụ, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.
Mô hình 7P trong marketing được phát triển từ 4P này và được định nghĩa như sau:
Product (sản phẩm)
Sản phẩm là một mặt hàng được xây dựng hay sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu của một nhóm người nhất định. Sản phẩm trong marketing 7P có thể vô hình hoặc hữu hình vì nó có thể ở dạng dịch vụ hoặc hàng hóa.
Đây là một yếu tố được xếp đầu tiên bởi nó quyết định trực tiếp đến sự lựa chọn của khách hàng. Không ai sẽ lựa chọn sản phẩm mà mình không cần hoặc không đáp ứng nhu cầu về tính năng.
Tuy vậy, các đơn vị cần tìm hiểu những điều khách hàng muốn về sản phẩm. Sau đó hoàn thiện và nâng cao chất lượng sản phẩm để đáp ứng tốt nhất những yêu cầu này, tăng doanh thu.
Hãy đảm bảo rằng sản phẩm bạn thiết kế và sản xuất ra phải đáp ứng đúng nhu cầu và đuổi kịp xu hướng tiêu dùng của thị trường mà bạn hướng tới.
Vì thế, trong giai đoạn phát triển sản phẩm, marketers phải thực hiện hàng loạt các nghiên cứu sâu rộng về vòng đời của sản phẩm (product life cycle) mà họ đang tạo ra.
Một sản phẩm có vòng đời nhất định gồm 4 giai đoạn:
- Giai đoạn giới thiệu (introduction)
- Giai đoạn tăng trưởng (growth)
- Giai đoạn trưởng thành (maturity)
- Giai đoạn thoái trào (decline)
Điều quan trọng trong kinh doanh là bạn phải tìm cách cải tiến sản phẩm để kích thích thêm nhu cầu khi nó đạt đến thời gian thuộc giai đoạn thoái trào.
Đồng thời, bạn cũng phải tạo ra các sản phẩm có sự kết hợp lẫn nhau. Bạn có thể mở rộng sản phẩm hiện tại bằng cách đa dạng hóa & hoặc tăng độ sâu của dòng sản phẩm.
Nói chung, các nhà tiếp thị phải tự đặt ra câu hỏi nên làm trong product mix là gì để cung cấp một sản phẩm tốt hơn so với các đối thủ cạnh tranh.
Price (Giá cả)
Price – Giá của sản phẩm về cơ bản là số tiền mà khách hàng phải trả để sở hữu nó.
Để có thể cạnh tranh với đối thủ hiệu quả, tăng doanh thu cho đơn vị, định giá phù hợp là điều vô cùng quan trọng.
Nó là yếu tố duy nhất tạo ra doanh thu cho doanh nghiệp, đôi lúc bạn không cần đặt mức giá rẻ để thu hút khách hàng. Nhưng cần cân bằng để tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp và đủ sức để cạnh tranh với những đối thủ khác. Bạn có thể dựa trên phân khúc giá thị trường, chi phí sản xuất để đặt giá cho sản phẩm, dịch vụ.
Giá cả trong mô hình marketing 7p cũng là một thành phần quan trọng trong chiến lược marketing vì nó quyết định lợi nhuận và sự tồn tại của công ty bạn.
Điều chỉnh giá bán sản phẩm sẽ tác động lớn đến toàn bộ chiến lược marketing. Đồng thời nó cũng ảnh hưởng lớn đến doanh số và nhu cầu của sản phẩm.
Nếu công ty mới tham gia thị trường và chưa tạo được tên tuổi cho mình thì khách hàng mục tiêu của bạn sẽ không sẵn sàng trả giá cao. Mặc dù trong tương lai có thể họ sẽ sẵn sàng trả một số tiền lớn, nhưng sẽ rất khó khăn để làm điều đó ở giai đoạn khởi nghiệp.
Chính sách về giá cả luôn giúp định hình nhận thức về sản phẩm của bạn trong mắt người tiêu dùng. Luôn nhớ rằng giá thấp thường có nghĩa là sản phẩm chất lượng kém hơn khi họ so sánh sản phẩm của bạn với đối thủ cạnh tranh.
Tuy nhiên nếu giá quá cao sẽ khiến chi phí vượt xa lợi ích trong mắt khách hàng. Và do đó họ sẽ coi trọng tiền của họ hơn sản phẩm của bạn. Hãy cân nhắc kiểm tra giá cả của đối thủ cạnh tranh và đưa ra giá cả phù hợp. Khi đặt giá cho sản phẩm các marketers nên xem xét giá trị cảm nhận mà sản phẩm cung cấp. Có 3 chiến lược về giá chính là:
Market skimming là gì?
Market-Skimming Pricing – Chiến lược giá hớt ván sữa: Định một mức giá thật cao khi tung sản phẩm mới ra thị trường, sau đó giảm dần mức giá theo thời gian nhằm thu về doanh thu tối đa để trang trải cho chi phí sản xuất.
- Giá thâm nhập thị trường (Market Penetration Price)
- Thị trường trượt giá (Skimming price)
- Giá trung tính
Dưới đây là một số câu hỏi về price trong marketing 7p là gì mà bạn nên tự hỏi khi đặt giá cho các sản phẩm:
- Bạn đã tốn bao nhiêu tiền để sản xuất sản phẩm?
- Theo ý kiến khách hàng, sản phẩm đáng giá bao nhiêu?
- Bạn có nghĩ rằng việc giảm giá nhẹ có thể làm tăng đáng kể thị phần của bạn?
- Giá hiện tại của sản phẩm có thể theo kịp giá của đối thủ cạnh tranh không?
Place (Địa điểm)
Một yếu tố quan trọng không kém trong Mô hình 7P chính là nơi trưng bày, giới thiệu và trao đổi mua bán sản phẩm. Sản phẩm cần được có sẵn tại nơi phân phối phù hợp để mang lại doanh thu tốt nhất.
Bạn phải định vị và phân phối sản phẩm ở nơi dễ tiếp cận với mục tiêu tiềm năng. Điều này thường đòi hỏi vốn hiểu biết sâu sắc về thị trường.
Từ đó, bạn sẽ tìm được các kênh phân phối mà chúng có thể kết nối trực tiếp với khách hàng mục tiêu của bạn.
Có nhiều chiến lược phân phối bao gồm:
- Phân phối chuyên sâu
- Phân phối độc quyền
- Chiến lược phân phối chọn lọc
- Nhượng quyền
Dưới đây là một số câu hỏi mà bạn nên trả lời trong việc phát triển chiến lược phân phối của mình:
- Khách hàng tìm thấy dịch vụ hoặc sản phẩm ở đâu?
- Những loại cửa hàng nào khách hàng tiềm năng thường đi đến? Họ mua sắm trong một trung tâm, một cửa hàng thông thường, trong siêu thị, hay online?
- Làm thế nào để bạn truy cập các kênh phân phối khác nhau?
- Chiến lược marketing phân phối của bạn khác với đối thủ như thế nào?
- Bạn có cần một lực lượng bán hàng hùng hậu?
- Bạn có cần tham dự hội chợ thương mại?
- Hay bạn có nên xây dựng kênh bán hàng online?
Promotion (Quảng bá)
Quảng bá – Promotion là một thành phần rất quan trọng của marketing vì nó có thể nâng cao độ nhận diện thương hiệu và bán hàng.
Để khách hàng có thể biết đến sản phẩm, dịch vụ do doanh nghiệp cung cấp. Bạn cần thực hiện việc quảng bá thông qua các kênh truyền thông, xây dựng thương hiệu, chiến lược khuyến mãi,…Mọi thông điệp phải nhất quán, tạo sự thu hút để khách hàng lựa chọn sản phẩm của bạn.
Quảng bá trong Mô hình 7P bao gồm các yếu tố khác nhau như:
- Tổ chức về bán hàng
- Quan hệ công chúng
- Quảng cáo, khuyến mãi
- Xúc tiến bán hàng
Quảng cáo thường bao gồm các phương thức truyền thông được trả tiền như quảng cáo trên TV, quảng cáo trên radio, print media hay quảng cáo trên internet nhằm đem lại một lượng lớn khách hàng trong thời gian ngắn.
Trong thời đại ngày nay, hầu hết các nguồn lực marketing đều tập trung vào quảng cáo trực tuyến.
- Quan hệ công chúng (Public Relation) là giao tiếp với khách hàng và thường không được trả tiền. Nó bao gồm thông cáo báo chí, triễn lãm, thỏa thuận tài trợ, hội thảo, hội nghị và sự kiện.
- Marketing truyền miệng (word of mouth) cũng là một loại hình quảng cáo sản phẩm. Truyền miệng là một cách truyền đạt về lợi ích sản phẩm thông qua sự hài lòng của các khách hàng và các cá nhân. Nhân viên bán hàng đóng vai trò quan trọng trong public relation và truyền miệng. Việc truyền miệng có thể xảy ra thông qua internet.
Để tạo được chiến lược quảng bá sản phẩm hiệu quả bạn cần trả lời các câu hỏi sau:
- Làm thế nào bạn có thể gửi thông điệp marketing cho các khách hàng tiềm năng của bạn?
- Khi nào là thời điểm tốt nhất để quảng bá sản phẩm?
- Bạn sẽ tiếp cận đối tượng tiềm năng và người mua của bạn thông qua quảng cáo truyền hình chứ?
- Có tốt hay không nếu sử dụng các social media trong việc quảng bá sản phẩm?
- Chiến lược quảng bá của đối thủ là gì?
- Sự kết hợp giữa các chiến lược quảng bá và cách bạn tiến hành quảng cáo sẽ phụ thuộc vào ngân sách của bạn, thông điệp bạn muốn truyền đạt và thị trường mục tiêu của bạn.
People (Con người)
Con người – People bao gồm cả thị trường mục tiêu và những người liên quan trực tiếp đến doanh nghiệp.
Một doanh nghiệp nên đảm bảo “Chăm sóc khách hàng” tốt nhất. Thái độ của tất cả mọi người trong doanh nghiệp sẽ quyết định trực tiếp đến sự hài lòng của khách hàng. Đây chính là yếu tố tác động trực tiếp đến thương hiệu của doanh nghiệp về sản phẩm và dịch vụ được cung cấp. Do vậy, mọi nhân viên cần được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp để mang đến trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng.
Đối với yếu tố con người (people), nghiên cứu kĩ lưỡng là điều rất quan trọng để khám phá liệu có đủ số lượng người trong thị trường mục tiêu của bạn đang có nhu cầu cho một số loại sản phẩm & dịch vụ nhất định hay không.
Nhân viên của công ty rất quan trọng trong việc marketing. Họ là những người cung cấp dịch vụ.
Điều quan trọng và bạn phải tuyển dụng và đào tạo đúng người dù đó là người thuộc bộ phận hỗ trợ, chăm sóc khách hàng, copywriter, lập trình viên,… Nhân viên được tuyển dụng và đào tạo tốt sẽ góp phần vào sự phát triển hoạt động kinh doanh cho doanh nghiệp.
Khi doanh nghiệp tìm thấy những khách hàng thực sự tin tưởng vào các sản phẩm, khả năng cao là các nhân viên của bạn đã thực hiện công việc tốt nhất có thể.
Ngoài ra với những nhân viên tốt, cởi mở sẽ phản hồi trung thực về doanh nghiệp và đưa ra những suy nghĩ về đam mê của riêng họ. Từ đó họ cũng góp phần mở rộng và phát triển doanh nghiệp.
Đây là một bí mật, lợi ích của việc cạnh tranh nội bộ trong một doanh nghiệp có thể ảnh hưởng đến vị thế của doanh nghiệp đó trên thị trường.
Process (Quy trình cung cấp sản phẩm, dịch vụ)
Process – Quy trình trong marketing 7P là một trong những yếu tố quan trọng của marketing. Hệ thống và quy trình tổ chức ảnh hưởng đến việc triển khai dịch vụ.
Quy trình làm việc nhanh gọn, thời gian nhanh chóng và đúng với thỏa thuận luôn được đánh giá cao. Sự trải nghiệm về dịch vụ, quá trình chờ đợi mua sản phẩm, sự giúp đỡ của nhân viên và thái độ tư vấn. Tất cả đều sẽ ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng về doanh nghiệp.
Vì vậy, hãy chắc chắn rằng bạn có một quy trình phù hợp để giảm thiểu chi phí.
Giảm thiểu ở đây có thể là toàn bộ kênh bán hàng của bạn, hệ thống thanh toán, hệ thông phân phối và các quy trình, bước có vai trò trong việc đảm bảo doanh nghiệp của bạn hoạt động hiệu quả.
Tinh chỉnh và cải tiến quy trình có thể đến sau để giúp doanh nghiệp giảm thiểu chi phí và tối đa hóa lợi nhuận.
Physical Evidence (cơ sở hạ tầng, vật chất hỗ trợ marketing)
Physical evidence trong mô hình 7P là gì? Là hoạt động tương tác của khách hàng với doanh nghiệp về sản phẩm, dịch vụ mà họ trải nghiệm. Bạn hãy luôn đảm bảo quy trình này nhất được đồng bộ và chịu sự quản lý chặt chẽ.
Vì đặc thù của nhóm ngành dịch vụ là sự trừu tượng doanh nghiệp cần có các bằng chứng “hữu hình” để khách hàng dễ hình dung về dịch vụ đã cung cấp.
Ngoài ra physical evidence trong Mô hình 7P marketing cũng liên quan đến xây dựng thương hiệu của doanh nghiệp và các sản phẩm của họ được cảm nhận trên thị trường.
Nó là bằng chứng vật lý về sự hiện diện và thành lập của một doanh nghiệp. Một khái niệm về điều này là việc xây dựng thương hiệu.
Bạn ngay lập tức biết chính xác sự hiện diện của doanh nghiệp trên thị trường vì đây là người dẫn đầu thị trường và đã thiết lập một bằng chứng vật lý cũng như bằng chứng tâm lý trong marketing của họ.
Họ đã thao túng nhận thức người tiêu dùng tốt đến mức các thương hiệu của họ xuất hiện đầu tiên khi một cá nhân được yêu cầu đọc tên một thương hiệu trong lĩnh vực hoặc ngành công nghiệp của họ.
Vai trò của Mô hình 7P marketing
Vai trò của chiến lược 7P đối với doanh nghiệp rất quan trọng, tham gia vào toàn bộ các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp từ việc hình thành ý tưởng sản xuất cho tới khi đưa được sản phẩm tới tay người tiêu dùng.
Cụ thể của chiến lược 7P là giúp doanh nghiệp tạo ra lợi thế cạnh tranh với đối thủ, thu hút khách hàng,… thực hiện các hoạt động để doanh nghiệp có thể an tâm tồn tại lâu dài trên thị trường bởi nó cung cấp khả năng thích ứng với những thay đổi của thị trường và đối phó nhanh với những tác động của môi trường bên ngoài.
Bên cạnh đó chiến lược 7P được vận dụng còn chỉ cho doanh nghiệp nhu cầu của thị trường, đáp ứng mong muốn của người tiêu dùng thông qua hoạt động tìm kiếm, tìm hiểu thị trường qua các phương pháp và truyền đạt thông điệp từ doanh nghiệp ra thị trường, nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới,…
Đối với người tiêu dùng, Marketing Mix giúp họ tìm kiếm nhanh thông tin sản phẩm thỏa mãn nhu cầu và mong muốn của mình, thậm chí mong muốn đó họ còn được đáp ứng vượt quá sự mong đợi. Thông qua chiến lược 7P người tiêu dùng trong nước tiếp cận được nhanh chóng sản phẩm/dịch vụ của nước ngoài và ngược lại giúp doanh nghiệp Việt đưa được sản phẩm trong nước ra thị trường quốc tế, nâng cao hiệu quả hoạt động trao đổi buôn bán với bạn bè quốc tế.
Cách sử dụng Mô hình 7P trong lập kế hoạch chiến lược Marketing
7P Mô hình lý tưởng để doanh nghiệp bạn lập kế hoạch cho chiến lược tiếp thị.
Bây giờ hãy tưởng tượng bạn đang chuẩn bị đưa ra thị trường sản phẩm SaaS. Một bảng phác thảo bao gồm 7 yếu tố quan trọng sẽ được thành lập như sau:
Giai đoạn giới thiệu (introduction)
- Product: Mục đích giúp doanh nghiệp kiểm tra khả năng tín dụng khách hàng
- Price: Đối tượng mục tiêu là những nhóm khách hàng mong muốn sản phẩm SaaS với chi phí 4.000.000 triệu mỗi tháng
- Place: Sản phẩm sẽ được tiếp thị qua website
- Promotion: Quảng cáo nào phù hợp nhất với người dùng?
- People: Chuyên viên tư vấn, chăm sóc khách hàng phải được đào tạo chuyên sâu về phần mềm
- Processes: Khách hàng doanh nghiệp nhỏ được cung cấp quyền truy cập vào dịch vụ
- Physical evidence: Tiến hành khảo sát ý kiến, trải nghiệm người dùng và khuyến khích khách hàng để lại bình luận đánh giá sản phẩm trên website
Giai đoạn tăng trưởng (growth)
- Product: Sản phẩm thân thiện với người dùng (phù hợp với mọi đối tượng)
- Price: Tiến hành chương trình cho khách hàng dùng thử miễn phí một tháng
- Place: Dịch vụ có nên khả dụng dưới dạng ứng dụng cho Android/iOS không?
- Promotion: Tiến hành quảng cáo với nội dụng tập trung vào ưu điểm quan trọng nào của sản phẩm mà khách quan tâm.
- People: Quy trình tuyển dụng phải đủ nhanh. Đồng thời, đảm bảo có thể mở rộng quy mô hỗ trợ khách hàng theo từng bước cùng với sự tăng trưởng doanh số
- Processes: Các khách hàng lớn hơn sẽ có các cổng thông tin riêng cho tất cả các đại lý của họ sử dụng
- Physical evidence: Website yêu cầu chứng chỉ SSL
Giai đoạn trưởng thành (maturity)
- Product: Phải tương thích với nhiều hệ điều hành
- Price: Có nên cung cấp economies of scale (chiết khấu trên mỗi đơn vị người dùng cho khách hàng lớn nhất) không?
- Place: Khách hàng có thể mong đợi sản phẩm của chúng tôi có sẵn ở những nơi nào khác?
- Promotion: Đối thủ cạnh tranh đã quảng bá sản phẩm của họ như thế nào?
- People: Thực hiện chính sách tuyển dụng trên các social media
- Processes: Luôn luôn hỗ trợ khách hàng 24/7
- Physical evidence: Hóa đơn được trình bày thông minh và có thương hiệu
Giai đoạn thoái trào (decline)
- Product: Phải phù hợp hoặc đạt chất lượng cao hơn đối thủ dẫn đầu thị trường hiện tại
- Price: Tỷ suất lợi nhuận mục tiêu là bao nhiêu?
- Place: Loại thiết bị của người dùng sẽ ảnh hưởng như thế nào đến trải nghiệm của họ trên website?
- Promotion: Đo lường hiệu quả của từng phương pháp và hoạt động thúc đẩy chiến lược như thế nào?
- People: Các tố chất nhân viên cần đạt được là gì?
- Processes: Hỗ trợ đa ngôn ngữ là cần thiết cho các khách hàng quốc tế
- Physical evidence: Địa chỉ công ty uy tín trong mắt khách hàng
Case study khi áp dụng 7P marketing
Chiến lược 7P marketing của McDonald’s
McDonald’s – một nhà hàng thức ăn nhanh, được thành lập tại Hoa Kỳ vào năm 1940 và mở nhà hàng đầu tiên ở Anh vào năm 1974. Theo thống kê năm 2020, McDonald có hơn 14.000 nhà hàng ở Hoa Kỳ và 1.270 trên khắp Vương quốc Anh và Bắc Ireland. McDonald’s nổi tiếng là nhà tiên phong của khái niệm nhà hàng “Drive Thru” và là công ty hàng đầu thế giới và Vương quốc Anh trong lĩnh vực này. Là một tổ chức nhượng quyền thương mại, khoảng 70% nhà hàng McDonald ở Anh do các doanh nhân và phụ nữ địa phương sở hữu và điều hành. Chiến lược Marketing 7Ps của McDonald’s được xem là một trong những chiến lược thành công nhất trên Thế giới.
Sản phẩm (Product)
McDonald’s là một trong những cửa hàng kinh doanh sản phẩm thức ăn nhanh hàng đầu thế giới. Nó chủ yếu bán bữa sáng, burgers, sandwiches, khoai tây chiên, gà rán, đồ ăn nhẹ và các món ăn kèm, món tráng miệng và đồ uống. Đến cửa hàng McDonald’s khách hàng sẽ có rất nhiều sự lựa chọn. Một số sản phẩm được McDonald’s cung cấp kể đến như: hamburger, Cheeseburger, Double Cheeseburger, McCafé Frappé Mocha…
Giá (Price)
Về giá cả và chiến lược định giá, mục tiêu chung của mỗi cửa hàng McDonald’s là cung cấp thực phẩm với giá cạnh tranh theo giá trị định hướng cho khách hàng. Tùy theo một số yếu tố khác nhau mà giá cả giữa các cửa hàng McDonald’s là khác nhau. McDonald’s định giá theo phương pháp dựa trên nhu cầu và không quy định giá cho những người nhận quyền. Người nhận quyền có thể tự đặt giá phù hợp với thị trường địa phương của mình (McDonald’s, 2020). Tuy nhiên, bên nhận quyền cần đưa ra mức giá cạnh tranh theo giá trị định hướng cho khách hàng của họ.
Phân phối (Place)
Chiến lược phân phối là những cách mà một công ty đưa sản phẩm của mình đến với khách hàng. McDonald’s có các chiến lược phân phối khác nhau ở các quốc gia khác nhau. McDonald’s cung cấp dịch vụ giao hàng tận nhà ở một số quốc gia. Tuy nhiên, hình thức này lại không khả thi ở một số quốc gia khác.
Nhiều cửa hàng McDonald’s mở cửa 24 giờ một ngày. Đây là một ví dụ về phân phối chuyên sâu có nghĩa là cung cấp sản phẩm để bán thông qua tất cả các kênh phân phối có thể. Điều này giúp nhà hàng tăng doanh thu và cuối cùng là tổng doanh thu.
Promotion (Chiến lược chiêu thị)
Quảng cáo là một trong số các “chiến thuật quảng bá” đáng chú ý nhất của McDonald. Nhà hàng sử dụng tivi, báo, tạp chí, Internet và các phương tiện truyền thông khác để giao tiếp với khách hàng của mình. Công ty cũng sử dụng “xúc tiến bán hàng – các kỹ thuật xúc tiến bán hàng”. Ví dụ như nếu khách hàng mua sáu tách trà / cà phê và thu thập sáu nhãn dán, họ sẽ đủ điều kiện để có một tách trà / cà phê miễn phí. Cửa hàng cũng cung cấp phiếu giảm giá và quà tặng miễn phí cho một số sản phẩm nhất định.
Process (Quy trình)
Quy trình đề cập đến một tập hợp các hoạt động được thực hiện để đạt được điều gì đó. McDonald’s thực hiện một số hoạt động để cung cấp sản phẩm của mình cho khách hàng. Ví dụ, chuẩn bị thực phẩm là một hoạt động quan trọng trong quá trình tổng thể. Việc chuẩn bị thức ăn tại McDonald’s là hoàn toàn minh bạch, tức là toàn bộ quá trình đều được khách hàng nhìn thấy.
People (Chiến lược con người)
McDonalds là một trong những nhà tuyển dụng lớn nhất ở Mỹ và Anh. Tính tại ở Vương quốc Anh và Bắc Ireland, có khoảng 120.000 người làm việc tại McDonald’s. 70% cửa hàng McDonald ở Anh do các doanh nhân và phụ nữ địa phương sở hữu và điều hành. Mỗi năm tại Anh, McDonald’s đầu tư 43 triệu bảng Anh vào đào tạo và phát triển nhân viên. Mục tiêu chính trong cuộc thảo luận về khía cạnh Con người của Marketing Mix 7P là giải quyết các vấn đề liên quan đến cả khách hàng và nhân viên. Nếu nhân viên không hài lòng, có nhiều khả năng họ sẽ cung cấp dịch vụ khách hàng kém. Điều này có thể khiến khách hàng thất vọng và có thể không bao giờ quay lại nữa. Do đó, điều rất quan trọng đối với bất kỳ công ty nào là phải đề ra các chiến lược phù hợp để giải quyết nhu cầu và mong muốn của cả nhân viên và khách hàng.
Physical Evidence (Trải nghiệm)
Yếu tố cuối cùng của hỗn hợp tiếp thị của McDonald’s là trải nghiệm thực tế đề cập đến các yếu tố của môi trường vật chất mà khách truy cập và khách hàng trải nghiệm. Bằng chứng vật chất không chỉ ảnh hưởng đến ấn tượng của khách hàng về nhà hàng mà còn ảnh hưởng đến cách thức vận hành của McDonald’s. Nội thất của McDonald’s rất hấp dẫn và nhà hàng duy trì nội thất sạch sẽ và hợp vệ sinh của các cửa hàng của mình.
Nguồn: Tổng hợp internet