8 Phong cách lãnh đạo của nhà quản trị phổ biến hiện nay
8 Phong cách lãnh đạo của nhà quản trị phổ biến hiện nay - Khóa học CEO
Phong cách lão đạo sẽ phản ảnh cách mà người lãnh đạo giao tiếp, ra quyết định, truyền cảm hứng hay giải quyết vấn đề. Mỗi một phong cách lãnh đạo có những đặc điểm riêng, phù hợp theo từng hoàn cảnh, môi trường và tính cách của nhà lãnh đạo lẫn nhóm làm việc.
8 Phong cách lãnh đạo của nhà quản trị
1. Lãnh đạo chuyên quyền (Phong cách lãnh đạo độc đoán)
Phong cách lãnh đạo chuyên quyền được thực hiện bằng cách nhà quản trị thường tự đưa ra quyết định mà không lấy ý kiến từ nhân viên cấp dưới hay của bất kỳ ai. Chính vì vậy, nhân viên sẽ không được cân nhắc hay nêu ra ý kiến của bản thân trước khi thực hiện nhiệm vụ mà cấp trên giao phó.
Có thể thấy rằng, đây là phong cách hiệu quả khi được áp dụng trong môi trường doanh nghiệp với phần lớn người lao động cần nhiều sự giám sát cũng như có ít hoặc không có kinh nghiệm. Nhưng vì vậy, việc giám sát này có thể kìm hãm sự sáng tạo và khiến nhân viên cảm thấy bị gò bó dẫn tới tỷ lệ giữ chân nhân viên thấp, vòng đời nhân sự ngắn.
Ưu nhược điểm của phong cách lãnh đạo chuyên quyền:
- Ưu điểm: Giúp doanh nghiệp thúc đẩy năng suất thông qua nhờ việc phân chia nhiệm vụ một cách rõ ràng, cụ thể.
- Hạn chế: Thiếu tính linh hoạt, không nhận sự đóng góp ý kiến từ người khác nên sẽ không được lòng nhân viên cấp dưới,…
>> Xem thêm: Khóa học CEO - Giám đốc điều hành chuyên nghiệp tại Hà Nội
2. Phong cách Lãnh đạo dân chủ
Lãnh đạo dân chủ được đánh giá là phong cách lãnh đạo đạt hiệu quả nhất theo nghiên cứu của Lewin. Theo như lý thuyết, các nhà lãnh đạo sử dụng phong cách này thường khuyến khích các thành viên trong nhóm đưa ra ý kiến, nhưng vẫn có chính kiến để đưa ra quyết định cuối cùng.
Ưu nhược điểm của phong cách lãnh đạo dân chủ:
- Ưu điểm: Nhân viên cảm thấy được tôn trọng, sự hài lòng đối với lãnh đạo cũng được tăng cao. Cần ít sự giám sát của người quản lý hơn bởi người lao động hài lòng với quyết định cuối cùng được đưa ra.
- Hạn chế: Mất nhiều thời gian để tổ chức các cuộc thảo luận nhóm lớn, thu thập ý kiến và phản hồi, thảo luận về các kết quả có thể xảy ra và truyền đạt các quyết định.
3. Lãnh đạo ủy quyền (Laissez-Faire)
Đây là phong cách lãnh đạo quản lý tập trung vào việc giao nhiệm vụ cho các thành viên và không cần nhà quản trị phải giám sát quá nhiều bởi thành tích của người lao động chỉ tính tới kết quả làm việc cuối cùng.
Có thể thấy, phong cách lãnh đạo ủy quyền sẽ hữu ích trong môi trường làm việc có chuyên gia, chuyên viên đã có kinh nghiệm, kỹ năng chuyên môn cao nhưng có thể sẽ dẫn đến việc thiếu động lực làm việc của người lao động.
Chú ý: Phong cách lãnh đạo chuyên quyền nên áp dụng khi nhân viên dưới quyền đều có kinh nghiệm, đã được đào tạo bài bản và ít phải giám sát. Nhưng với sự thoải mái, không bị giám sát một cách gò bó như vậy sẽ dẫn tới việc sụt giảm năng suất nếu nhân viên bối rối về kỳ vọng của lãnh đạo.
Ưu nhược điểm:
- Ưu điểm: Tinh thần trách nhiệm, sự thoải mái trong việc sáng tạo nội dung mới và môi trường làm việc không bị giám sát quá nhiều giúp tỷ lệ giữ chân nhân viên cao hơn.
- Thách thức: Phong cách này sẽ không hiệu quả đối với nhân viên mới bởi họ còn thiếu kinh nghiệm, chưa hiểu rõ văn hóa và tác phong làm việc của doanh nghiệp và trong một vài trường hợp nhân viên không cảm thấy được hỗ trợ đúng mức.
4. Lãnh đạo theo phong cách huấn luyện viên
Phong cách lãnh đạo này thường tập trung vào việc nuôi dưỡng điểm mạnh của từng cá nhân . Bên cạnh đó, nhà quản trị cũng tập trung vào các chiến lược, phương án cụ thể để có thể tăng năng suất lao động của nhóm làm việc.
Mang nét tương đồng với Lãnh đạo theo phong cách dân chủ nhưng nhấn mạnh hơn vào sự phát triển và thành công của cá nhân người lao động. Vì vậy, phong cách quản lý có thể giúp các thành viên thiết lập các mục tiêu cá nhân và thúc đẩy tăng trưởng của dự án.
Ưu nhược điểm của phương pháp lãnh đạo huấn luyện viên:
- Lợi ích: Thúc đẩy sự phát triển các kỹ năng mới, tư duy tự do, đánh giá các mục tiêu của công ty và nuôi dưỡng văn hóa doanh nghiệp trong thời kỳ “Chuyển đổi số”. Các nhà lãnh đạo theo phong cách huấn luyện thường được coi là những người cố vấn có giá trị.
- Thách thức: Nhà quản trị sẽ tốn nhiều thời gian vào việc đào tạo và xác định điểm mạnh của từng cá nhân.
5. Lãnh đạo theo phong cách chuyển đổi
Có thể nói phong cách này khá giống với phong cách lãnh đạo huấn luyện viên, nhưng, thay vì đặt phần lớn sức lực vào các mục tiêu cá nhân của mỗi nhân viên, nhà lãnh đạo chuyển đổi được thúc đẩy bởi sự cam kết đối với các mục tiêu của tổ chức.
Khi áp dụng phong cách lãnh đạo này, Nhà quản trị sẽ dành nhiều thời gian cho các mục tiêu tổng quát, cho nên nó phù hợp nhất với các nhóm có thể xử lý nhiều nhiệm vụ được giao mà không cần giám sát liên tục.
Cách thực hiện:
Tất cả nhân viên được nhận danh sách các mục tiêu cần đạt được, cũng như thời hạn để đạt được chúng. Và theo thời gian mà danh sách mục tiêu này có thể thay đổi tùy thuộc vào mục tiêu chung của tổ chức.
Ưu nhược điểm:
- Lợi ích: Coi trọng mối quan hệ cá nhân với nhóm của họ giúp thúc đẩy tinh thần và khả năng giữ chân công ty. Đề cao đạo đức của doanh nghiệp thay vì hướng 100% tinh lực vào để thực hiện mục tiêu chung của tổ chức.
- Hạn chế: Vì các nhà lãnh đạo chuyển đổi tập trung vào cá nhân, sẽ khiến kết quả của đội nhóm hoặc công ty không được chú ý.
>> Xem thêm: Khóa học CHRO - Giám đốc nhân sự chuyên nghiệp
6. Phong cách lãnh đạo giao dịch
Theo phong cách lãnh đạo này, người quản lý sẽ xây dựng các chính sách nhằm thúc đẩy năng suất, khen thưởng cho người lao động khi họ đạt được KPI đề ra và sẽ có những hành động kỷ luật nếu không đạt được chỉ tiêu đề ra.
Mô hình phù hợp:
Các tổ chức hoặc nhóm được giao nhiệm vụ đạt được các mục tiêu cụ thể, chẳng hạn như doanh số bán hàng và doanh thu.
Ưu nhược điểm của phương pháp lãnh đạo giao dịch:
- Lợi ích: Tạo điều kiện thuận lợi cho việc đạt được các mục tiêu, thông qua các mục tiêu ngắn hạn.
- Thách thức: Ngăn cản sự sáng tạo và không tạo được động lực cho những nhân viên không được khuyến khích bằng phần thưởng.
7. Lãnh đạo theo phong cách quan liêu
Lắng nghe và xem xét ý kiến đóng góp của nhân viên là đặc điểm nổi bật của phong cách này. Nhưng nhà lãnh đạo theo phong cách quan niêu có thể từ chối ý kiến đóng góp nếu nó mâu thuẫn với chính sách của công ty hoặc các thông lệ trước đây.
Mô hình phù hợp áp dụng phong cách quản lý quan liêu:
Hiệu quả nhất trong các ngành hoặc bộ phận được quản lý cao như tài chính, chăm sóc sức khỏe hoặc chính phủ.
Ưu nhược điểm của phong cách lãnh đạo quan niêu:
- Lợi ích: Mỗi người trong nhóm/ công ty đều được xác định vai trò rõ ràng. Nhà quản trị nên tách biệt công việc khỏi các mối quan hệ để tránh làm lu mờ khả năng đạt được mục tiêu của nhóm.
- Thách thức: Không thúc đẩy sự sáng tạo mà có thể cảm thấy hạn chế đối với một số nhân viên. Phong cách lãnh đạo này cũng chậm thay đổi và không phát triển mạnh trong môi trường cần sự năng động.
8. Phong cách lãnh đạo Pacesetter
Các nhà lãnh đạo theo phong cách Pacesetter chủ yếu tập trung vào hiệu suất làm việc của người lao động và đặt ra các tiêu chuẩn cụ thể sau đó yêu cầu các thành viên trong nhóm của họ phải chịu trách nhiệm về việc đạt được mục tiêu của họ.
- Lợi ích: Thúc đẩy nhân viên đạt được mục tiêu và hoàn thành mục tiêu kinh doanh chung của doanh nghiệp. Xây dựng môi trường, văn hóa làm việc làm việc năng động và chất lượng hoàn thành công việc ở mức cao.
- Thách thức: Khiến nhân viên căng thẳng vì họ luôn cố gắng đạt được mục tiêu hoặc thời hạn. Môi trường làm việc có nhịp độ nhanh cũng có thể tạo ra thông tin sai lệch, chất lượng hoàn thành công việc thấp.
Theo: 1office.vn
Tags: phong cách lãnh đạo lãnh đạo