096 9949 356

minhngocmba@gmail.com

Khóa học CEO
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    Về chúng tôi Đội ngũ giảng viên
  • Chương trình đào tạo
    Hà Nội Hồ Chí Minh Đào tạo trên Zoom Inhouse Đào tạo Online Lịch khai giảng
  • Tin tức
  • Tri thức quản trị
  • Thư viện sách
  • Liên hệ
  • Trang chủ
  • Tri thức Quản trị
  • 9 loại hình văn hóa doanh nghiệp được áp dụng phổ biến
9-loai-hinh-van-hoa-doanh-nghiep-duoc-ap-dung-pho-bien

9 loại hình văn hóa doanh nghiệp được áp dụng phổ biến

9 loại hình văn hóa doanh nghiệp được áp dụng phổ biến - Khóa học CEO

  • Danh mục Tri thức Quản trị
  • Ngày đăng 12-08-2023
  • Lượt xem 791 lượt xem
Một công ty khởi nghiệp không thể áp dụng loại hình văn hóa doanh nghiệp của một tập đoàn đa quốc gia. Một doanh nghiệp tư nhân không thể sao chép cách vận hành của một cơ quan nhà nước. Nếu cố chấp làm theo mà không có suy tính cụ thể, những gì doanh nghiệp nhận lại chắc chắn sẽ là thất bại.

Mặt khác, nếu các nhà lãnh đạo muốn tự tạo ra văn hóa riêng cho mình mà không tìm hiểu các loại hình văn hóa hiện có, họ rất dễ gặp tình trạng lan man, không rõ ràng hoặc không có định hướng. Xác định loại hình văn hóa mà thương hiệu muốn hướng đến là cách tốt nhất để bắt đầu quá trình xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Nội dung bên dưới được Vũ tổng hợp và biên tập từ trang blog myva360, nhằm chia sẻ đến các bạn những kiến thức hữu ích và hoàn toàn miễn phí.

1. Loại hình văn hóa doanh nghiệp gia đình

Khi làm việc trong một công ty hướng đến loại hình văn hóa doanh nghiệp "gia đình", nhân viên sẽ cảm thấy mọi người gắn kết với nhau như những thành viên trong nhà. Một đặc điểm thường thấy của loại hình văn hóa doanh nghiệp này là nhân viên thường rất thân thiết và có sự kết nối bền chặt.

Mọi người sẽ có nhiều sở thích chung và chia sẻ một thế giới quan giống nhau. Nhân viên khi làm việc trong loại hình văn hóa doanh nghiệp này thường sẽ gắn bó lâu dài với tổ chức. Khách hàng và các mối quan hệ đối tác từ đó cũng sẽ gắn bó hơn.

/van-hoa-doanh-nghiep-1

Trong môi trường văn hóa doanh nghiệp gia đình, làm việc theo nhóm sẽ phổ biến hơn là các dự án cá nhân. Người có nhiều kinh nghiệm sẽ hướng dẫn, giúp đỡ nhân viên mới để giúp họ hòa nhập và phát huy hết tiềm năng của mình. Mọi người đều được đánh giá công bằng, có cơ hội tham gia vào các dự án của công ty và có quyền nêu lên ý kiến của mình. Một công ty áp dụng loại hình văn hóa doanh nghiệp gia đình có xu hướng sở hữu cấu trúc tổ chức theo "chiều ngang", và không cần nhiều cấp bậc quản lý.

Một số người sẽ thích làm việc tại môi trường văn hóa doanh nghiệp gia đình. Nó cho họ một cảm giác gắn bó và thân thuộc. Điều này dẫn đến chất lượng công việc tốt hơn và năng suất cao hơn. Tuy nhiên, loại hình văn hóa doanh nghiệp sẽ phù hợp cho các doanh nghiệp nhỏ hoặc công ty khởi nghiệp hơn là với các tập đoàn lớn. Vì số lượng nhân sự càng nhiều, sẽ càng khó để duy trì cảm giác thân thiết này và sẽ là thách thức lớn cho ban lãnh đạo.

Một vấn đề khác với loại hình văn hóa doanh nghiệp gia đình là việc tăng trưởng chậm. Vì doanh nghiệp sẽ đặt nhu cầu của nhân viên lên hàng đầu và cố gắng đáp ứng những nhu cầu đó, dẫn đến có thể sẽ mắc sai lầm trong việc quản lý.

2. Loại hình văn hóa doanh nghiệp hướng về mục đích

Trong loại hình văn hóa doanh nghiệp mục đích, tất cả sẽ cùng hướng về những mục tiêu có ý nghĩa lớn lao của tổ chức. Đó có thể là những mục tiêu liên quan đến tính bền vững, môi trường hay nhân quyền. Mọi người sẽ cùng đồng lòng vì những giá trị đó thay vì chỉ lo tìm kiếm lợi nhuận thông thường.

Loại hình văn hóa doanh nghiệp này thường được áp dụng ở các tổ chức phi lợi nhuận, một ví dụ có thể kể đến là Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF). Nhưng ngay cả ở những công ty kinh doanh thông thường, chúng ta vẫn có thể xây dựng loại hình văn hóa doanh nghiệp hướng về mục đích này.

3. Loại hình văn hóa doanh nghiệp phân cấp

Đây là loại hình được áp dụng ở nhiều công ty truyền thống. Văn hóa doanh nghiệp phân cấp còn thường được gọi là "văn hóa kiểm soát". Bộ phận quản lý được hình thành từ nhiều cấp bậc khác nhau và có sự tách biệt rõ ràng giữa nhóm nhân viên và nhóm lãnh đạo.

Môi trường quân đội là một hình mẫu tiêu biểu cho văn hóa phân cấp. Cấp dưới sẽ báo cáo trực tiếp cho cấp trên trong quân ngũ, đồng thời sẽ hạn chế mắc sai lầm ít nhất có thể nếu không muốn nhận lấy hậu quả. Việc ra quyết định trong loại hình văn hóa doanh nghiệp phân cấp thường xuất phát từ thượng tầng. Đó là một quá trình chi tiết với sự cân nhắc kỹ lưỡng, bao gồm việc xem xét tất cả dữ kiện hiện có nhằm giảm thiểu rủi ro cho tổ chức.

Các công ty áp dụng văn hóa doanh nghiệp phân cấp sẽ chú trọng vào việc lập kế hoạch và đánh giá thận trọng các phương án khi hoạt động. Những yếu tố này giúp văn hóa phân cấp trở thành một loại hình văn hóa lý tưởng ở các công ty yêu cầu sự kỷ luật và bảo mật thông tin ở mức cao nhất.

Một số người cảm thấy hứng thú với văn hóa doanh nghiệp phân cấp vì tính minh bạch và rõ ràng của nó. Ví dụ, tất cả những gì một nhân viên cần làm là tuân theo các quy tắc, quy trình, hoàn thành tốt trách nhiệm được giao. Các nhà quản lý cũng ưa thích văn hóa doanh nghiệp phân cấp vì sự hiệu quả và năng suất khi kinh doanh.

Tuy nhiên, nhược điểm của những doanh nghiệp áp dụng loại hình văn hóa này là họ sẽ kém năng động hơn so với các công ty sở hữu loại hình văn hóa khác. Điều này khiến văn hóa doanh nghiệp phân cấp trở nên không phù hợp với những ngành kinh doanh yêu cầu sự đổi mới và sáng tạo.

4. Loại hình văn hóa doanh nghiệp sáng tạo

Đây là loại hình văn hóa doanh nghiệp cho phép tối đa sự sáng tạo. Mọi nhân viên đều được xem như những "ý tưởng gia" và được khuyến khích thử nghiệm càng nhiều càng tốt. Một trong những ví dụ nổi tiếng nhất chính là Google. Ngoài các dự án của công ty, Google còn khuyến khích nhân viên dành thời gian để thử nghiệm sáng kiến của riêng mình. Từ những chương trình như thế mà ngày nay chúng ta được trải nghiệm Gmail, Google Adsense hay Google News.

van-hoa-doanh-nghiep-2

Một nền văn hóa doanh nghiệp như vậy rất hữu ích trong các ngành kinh doanh mà việc chấp nhận rủi ro được xem là cần thiết để đổi lấy những kết quả tích cực hơn, chẳng hạn như công nghệ hay quảng cáo.

Loại hình văn hóa doanh nghiệp sáng tạo tập trung vào sự phát triển nhanh chóng của công ty hoặc khi cần đưa ra các sản phẩm mới ra thị trường một cách nhanh chóng. Nhân viên ở những môi trường như thế thường có tư duy cầu tiến và sẵn sàng thất bại để có được kết quả tốt nhất. Việc tuân theo các quy tắc cứng nhắc sẽ nhường chỗ cho việc học hỏi từ sai lầm trong công việc.

Các doanh nghiệp được xây dựng dựa trên văn hóa doanh nghiệp sáng tạo có cơ hội nhận được những kết quả lớn rất nhiều so với những gì mà đối thủ có thể đạt được. Lý do là vì họ chấp nhận thử và đổi mới liên tục. Nhưng mặt khác, nguy cơ thất bại hoàn toàn có thể xảy ra nếu không có phát kiến nào đủ mới lạ hay thuyết phục. Nhược điểm của loại hình văn hóa doanh nghiệp sáng tạo là tính cạnh tranh cao giữa đội ngũ nhân sự. Trong khi một số người ưa thử thách, một số khác lại cho việc phải liên tục đưa ra ý tưởng mới là sự căng thẳng không cần thiết.

5. Loại hình văn hóa doanh nghiệp cạnh tranh

Một loại hình thậm chí còn cạnh tranh gay gắt hơn văn hóa sáng tạo chính là văn hóa doanh nghiệp cạnh tranh. Mục tiêu của doanh nghiệp khi ứng dụng loại hình văn hóa này là thường là để khuyến khích nhân viên làm việc hăng say hơn, nhằm chiếm lĩnh thị trường và vượt qua đối thủ.

Khả năng lãnh đạo của nhóm quản lý được đo lường dựa trên lợi nhuận kinh doanh và thị phần mà anh ta tìm được. Mọi quyết định kinh doanh sẽ xoay quanh câu hỏi làm sao để công ty đạt được hai mục tiêu trên. Văn hóa doanh nghiệp cạnh tranh yêu cầu nhân viên phải cam kết chất lượng công việc trong mọi sản phẩm hay dịch vụ. Mặt khác, nhân viên sẽ được khích lệ bằng những khoản thưởng lớn từ phía công ty.

Vì các tổ chức ứng dụng loại hình văn hóa doanh nghiệp cạnh tranh thường sẽ thu hút những người có tính cạnh tranh cao, nên nhân viên sẽ luôn cố gắng để trở thành người giỏi nhất trong lĩnh vực của mình. Loại hình văn hóa doanh nghiệp này cũng tạo ra những cấp bậc quản lý phù hợp để nhân sự có thêm mục tiêu để hướng tới. Tuy nhiên, nhiều người làm việc ở môi trường này cho rằng, thành công của họ chỉ đơn thuần là vật chất và công việc của họ sẽ mất dần ý nghĩa theo thời gian.

6. Loại hình văn hóa doanh nghiệp lãnh đạo

Loại hình văn hóa doanh nghiệp lãnh đạo nhấn mạnh vào tầm quan trọng của khả năng lãnh đạo và cách công ty phát triển đội ngũ nhân sự của mình. Ở các doanh nghiệp ứng dụng loại hình văn hóa doanh nghiệp này, nhân viên sẽ có rất nhiều cơ hội được đào tạo và huấn luyện từ những mentor. Các nhà quản lý sẽ chủ động đầu tư và phát triển những nhân sự mà họ cảm thấy có tiềm năng lớn nhất, giúp nhân viên nhanh chóng đạt được những vị trí cao cấp hơn trong công ty.

Khác với suy nghĩ của nhiều người, loại hình văn hóa doanh nghiệp lãnh đạo không cần quá nhiều cấp bậc để xây dựng. Điều quan trọng là nhân sự nhận được cơ hội phát triển kỹ năng lãnh đạo và sự nghiệp của bản thân.

7. Loại hình văn hóa doanh nghiệp vì khách hàng

Như tên gọi của mình, loại hình văn hóa doanh nghiệp này đặt sự hài lòng của khách hàng làm trung tâm. Đây là loại văn hóa doanh nghiệp sẽ chú trọng vào mục tiêu tập thể của công ty. Chúng ta có thể xây dựng tổ chức của mình dựa trên nền tảng văn hóa doanh nghiệp vì khách hàng ngay cả khi phần lớn nhân viên không thuộc đội ngũ bán hàng hay Customer Service. Điểm mấu chốt là tất cả cùng làm việc với mục tiêu mang lại trải nghiệm và dịch vụ tốt nhất cho khách hàng của mình.

Ở các công ty áp dụng loại hình văn hóa này, nhân viên sẽ luôn nghĩ đến việc khách hàng sẽ tương tác với thương hiệu của mình ra sao. Họ nói gì về sản phẩm với người thân của mình. Họ viết gì trên những trang đánh giá… Doanh nghiệp cũng sẽ dành thời gian để quan tâm khách hàng hơn. Đội ngũ chăm sóc sẽ trực tổng đài 24/24 và thường trả lời tin nhắn nhanh nhất có thể. Các cuộc thăm dò mức độ hài lòng cũng rất phổ biến ở loại hình văn hóa vì khách hàng.

Để minh họa, Zappos chắc chắn là một trong những cái tên nổi bật nhất. Nhà sáng lập Tony Hsieh trong quyển sách "Deliver Happiness" (bản tiếng Việt: Tỷ Phú Bán Giày) đã chia sẻ cách ông cùng đội ngũ xây dựng Zappos thành một trong những thương hiệu được yêu mến nhất.

8. Loại hình văn hóa doanh nghiệp dựa trên vai trò

Trong loại hình văn hóa doanh nghiệp dựa trên vai trò, nhân viên sẽ trực tiếp quản lý và điều hành các dự án dựa trên chuyên môn hơn là vị trí của họ trong tổ chức. Công ty sẽ ít khi so sánh công việc này được thực hiện bởi một quản lý hay một nhân viên bình thường.
Để phát triển loại hình văn hóa doanh nghiệp dựa trên vai trò, công ty sẽ không cần quá nhiều nhân viên. Tuy nhiên, nhân sự cần phải được trang bị những kỹ năng cần thiết khi làm việc. Mỗi nhân viên sẽ là người duy nhất có khả năng hoàn thành tốt công việc của mình và thậm chí, người đó có thể là người giỏi nhất trong lĩnh vực mà họ đang làm. Loại hình văn hóa này trở nên hấp dẫn vì mức đãi ngộ mà nó mang lại cho những người có chuyên môn xuất sắc.

Nhưng rất khó để tham gia vào một môi trường như vậy nếu bạn là một người chưa có nhiều kiến thức và kinh nghiệm. Ngược lại, công ty cũng sẽ gặp khó khăn khi vận hành nếu chẳng may một người nắm giữ vai trò quan trọng bất ngờ rút lui hoặc gặp sự cố ở giai đoạn quan trọng của dự án.

9. Loại hình văn hóa dựa trên tác vụ

Trong một vài trường hợp, văn hóa dựa trên tác vụ sẽ đối lập hoàn toàn với văn hóa dựa trên vai trò. Những thành viên trong nhóm sẽ cùng tìm ra vấn đề cần giải quyết, sắp xếp các công việc cần làm, sau đó phân công theo khả năng của từng người chứ không phải theo chức danh công việc. Một điểm tương đồng giữa hai loại hình văn hóa doanh nghiệp này chính là hệ thống cấp bậc có rất ít ảnh hưởng.

Loại hình văn hóa doanh nghiệp này đặc biệt phổ biến ở các công ty khởi nghiệp, nơi mà một vài nhân viên phải đảm nhận nhiều trách nhiệm khác nhau. Để hòa nhập được vào môi trường như thế, bạn cần có kiến thức tổng quát về công việc và khả năng thực hiện nhiều tác vụ cùng một lúc.

Lựa chọn loại hình văn hóa doanh nghiệp phù hợp

Sau khi tìm hiểu về các loại hình văn hóa doanh nghiệp phổ biến, việc cần làm là lựa chọn loại hình văn hóa phù hợp với bản thân và tổ chức. Nếu bạn là một người đang tìm kiếm một công việc mới, hãy nghĩ về những câu hỏi sau:

- Bạn cảm thấy thoải mái ở đâu nhất? Nơi đó có những đặc điểm gì?

- Bạn thích một văn hóa doanh nghiệp mang tính ủng hộ hay cạnh tranh?

- Bạn có cảm thấy thoải mái trong một môi trường phân cấp rõ ràng hay bạn sẽ thích một nơi mà mọi người đều được lắng nghe

- Bạn được thúc đẩy bởi những thành tích cá nhân hay mục tiêu chung của tổ chức?

Tìm kiếm câu trả lời cho những câu hỏi trên sẽ giúp bạn tìm ra công ty phù hợp với mình. Đối với những nhà lãnh đạo, việc hiểu về các loại hình văn hóa doanh nghiệp sẽ giúp họ định hình được hướng đi của công ty trong tương lai. Tổ chức có thể sử dụng kiến thức này để tự tạo ra văn hóa phù hợp nhất với lý tưởng của mình, của đội nhóm, và phù hợp với mục tiêu kinh doanh. Trong trường hợp doanh nghiệp đã phát triển hơn so với ban đầu, cần đánh giá lại liệu công ty có còn giữ được văn hóa trước kia hay không hay đã đến lúc phải thay đổi.

Nguồn: doanhnhansaigon.vn

Tags: văn hóa doanh nghiệp doanh nghiệp

  • Chia sẻ:

Bài viết liên quan

hop-tac-chien-luoc-toan-dien-giua-pti-va-1office
HỢP TÁC CHIẾN LƯỢC TOÀN DIỆN GIỮA PTI VÀ 1OFFICE
19-03-2025
5-buoc-co-ban-tu-dong-hoa-quy-trinh-trong-doanh-nghiep
5 bước cơ bản tự động hóa quy trình trong doanh nghiệp
07-01-2025
7-buoc-lap-quy-trinh-kinh-doanh-cho-cong-ty-thuong-mai
7 bước lập quy trình kinh doanh cho công ty thương mại
30-12-2024
quang-cao-ooh-la-gi-xu-huong-quang-cao-ngoai-troi-tren-the-gioi
Quảng cáo OOH là gì? Xu hướng quảng cáo ngoài trời trên thế giới
27-12-2024
bien-esg-thanh-cong-cu-xay-dung-thuong-hieu
Biến ESG thành công cụ xây dựng thương hiệu
25-12-2024
phan-tich-cac-yeu-to-noi-tai-cua-doanh-nghiep-qua-ma-tran-ife
Phân tích các yếu tố nội tại của doanh nghiệp qua ma trận IFE
23-12-2024
esg-la-gi-3-trong-tam-tieu-chuan-esg-trong-doanh-nghiep
ESG là gì? 3 trọng tâm tiêu chuẩn ESG trong doanh nghiệp
20-12-2024
tuyen-mass-la-gi-quy-trinh-5-buoc-tuyen-mass-hieu-qua-cho-doanh-nghiep
Tuyển mass là gì? Quy trình 5 bước tuyển mass hiệu quả cho doanh nghiệp
18-12-2024
mo-hinh-pestel-la-gi-quy-trinh-phan-tich-mo-hinh-pestel-trong-doanh-nghiep
Mô hình PESTEL là gì? Quy trình phân tích mô hình PESTEL trong doanh nghiệp
16-12-2024
mo-hinh-d2c-5-buoc-trien-khai-mo-hinh-d2c-trong-hoat-dong-kinh-doanh
Mô hình D2C: 5 bước triển khai mô hình D2C trong hoạt động kinh doanh
14-12-2024
quy-trinh-5-buoc-ban-hang-qua-dien-thoai-chuyen-nghiep
Quy trình 5 bước bán hàng qua điện thoại chuyên nghiệp
12-12-2024
wbs-la-gi-quy-trinh-6-buoc-thiet-lap-cau-truc-phan-chia-cong-viec-hieu-qua
WBS là gì? Quy trình 6 bước thiết lập cấu trúc phân chia công việc hiệu quả
10-12-2024

Danh mục đào tạo

  • Đào tạo giám đốc
  • Đào tạo quản lý
  • Đào tạo ngắn hạn
  • Đào tạo online
  • Inhouse

Tìm kiếm

khóa học nổi bật

ceo-toan-dien

CEO Toàn diện

Học phí: 16,400,000 VNĐ
ceo-giam-doc-dieu-hanh-chuyen-nghiep

CEO - Giám đốc Điều hành chuyên nghiệp

Học phí: 12,400,000 VNĐ
giam-doc-dieu-hanh-chuyen-nghiep-ceo-online

Giám đốc điều hành chuyên nghiệp - CEO Online

Học phí: 4,800,000 VNĐ
cfo-giam-doc-tai-chinh-chuyen-nghiep

CFO - Giám đốc Tài chính chuyên nghiệp

Học phí: 10,400,000 VNĐ
chro-giam-doc-nhan-su-chuyen-nghiep

CHRO – Giám đốc Nhân sự chuyên nghiệp

Học phí: 10,400,000 VNĐ

Sự kiện nổi bật

chuong-trinh-tham-quan-kien-tap-nhung-di-san-vi-dai-cua-nhan-loai-tai-ai-cap-va-tho-nhi-ky

CHƯƠNG TRÌNH: Thăm quan - Kiến tập những di sản vĩ đại của nhân loại tại Ai Cập và Thổ Nhĩ Kỳ

Ngày: 03/04/2025
ceo-giam-doc-dieu-hanh-chuyen-nghiep

CEO – GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH CHUYÊN NGHIỆP

Ngày: 23/02/2025
chro-giam-doc-nhan-su-chuyen-nghiep

CHRO – GIÁM ĐỐC NHÂN SỰ CHUYÊN NGHIỆP

Ngày: 21/03/2025
mmm-nang-cao-nang-luc-quan-tri-cho-quan-ly-cap-trung

MMM - NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN TRỊ CHO QUẢN LÝ CẤP TRUNG

Ngày: 22/02/2025
epe-nha-khoi-nghiep-hieu-qua-va-chuyen-nghiep

EPE - Nhà khởi nghiệp hiệu quả và chuyên nghiệp

Ngày: 07/03/2025

Bài viết mới

chuyen-khao-ai-tai-ha-noi-1932025

CHUYÊN KHẢO AI TẠI HÀ NỘI 19/3/2025

20-03-2025
hop-tac-chien-luoc-toan-dien-giua-pti-va-1office

HỢP TÁC CHIẾN LƯỢC TOÀN DIỆN GIỮA PTI VÀ 1OFFICE

19-03-2025
5-buoc-co-ban-tu-dong-hoa-quy-trinh-trong-doanh-nghiep

5 bước cơ bản tự động hóa quy trình trong doanh nghiệp

07-01-2025
7-buoc-lap-quy-trinh-kinh-doanh-cho-cong-ty-thuong-mai

7 bước lập quy trình kinh doanh cho công ty thương mại

30-12-2024
quang-cao-ooh-la-gi-xu-huong-quang-cao-ngoai-troi-tren-the-gioi

Quảng cáo OOH là gì? Xu hướng quảng cáo ngoài trời trên thế giới

27-12-2024
banner-1
Khóa học CEO
Khóa học CEO được xây dựng để giới thiệu các khóa học cho cá nhân và doanh nghiệp.
Thuộc sở hữu của Tư vấn: Ms Minh Ngọc - PGĐ Tuyển sinh

Địa chỉ văn phòng

  • Tòa nhà Sông Đà, đường Phạm Hùng, Phường Mỹ Đình 1, Quận Nam Từ Liêm, Thành phố Hà Nội
  • 182 Lê Đại Hành, Phường 15, Quận 11, TP. Hồ Chí Minh
  • 096 9949 356
  • minhngocmba@gmail.com

Tài liệu tham khảo

  • Về chúng tôi
  • Đội ngũ giảng viên
  • Cẩm nang Entrepreneurship 1
  • Cẩm nang Entrepreneurship 2
  • Khóa học online

Thông tin liên hệ

  • Cho thuê phòng tại Hà Nội
  • Cho thuê phòng tại TP Hồ Chí Minh
  • Liên hệ
  • Sách
  • Sự kiện

Copyright © 2025 Khóa học CEO . All rights reserved.

Zalo
Liên hệ

Địa điểm học

Nhận ƯU đãi 50% nhiều khoá học

Khi đăng ký khóa học tại khoahocceo.edu.vn