ASM là gì? Vai trò, nhiệm vụ và các tiêu chuẩn cần có của một ASM
ASM là gì? Vai trò, nhiệm vụ và các tiêu chuẩn cần có của một ASM - Khóa học CEO
1. ASM là gì?
ASM là viết tắt của Area Sales Manager (Giám đốc bán hàng khu vực). Đây là vị trí quản lý cấp trung trong các tổ chức kinh doanh, chịu trách nhiệm giám sát và điều hành hoạt động bán hàng trong một khu vực địa lý cụ thể.
ASM đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo doanh số bán hàng đạt được các mục tiêu đề ra, phát triển thị trường và quản lý đội ngũ nhân viên bán hàng tại khu vực mình phụ trách.
2. Vai trò và nhiệm vụ của Area Sales Manager
2.1 Xây dựng kế hoạch bán hàng
Một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của Area Sales Manager (ASM) là xây dựng kế hoạch bán hàng chi tiết cho khu vực mà họ quản lý. Các ASM sẽ là người thiết lập các mục tiêu doanh số cụ thể, phát triển chiến lược tiếp cận thị trường và xác định các phương pháp bán hàng phù hợp để đạt được mục tiêu đó.
Do đó, yêu cầu các ASM cần phải hiểu rõ thị trường, phân tích dữ liệu về khách hàng và đối thủ cạnh tranh để đưa ra các chiến lược bán hàng khả thi và phù hợp với đặc thù môi trường, văn hóa của khu vực đó.
2.2 Phát triển hệ thống khách hàng
ASM không chỉ chịu trách nhiệm duy trì mối quan hệ với khách hàng hiện tại mà còn phải liên tục tìm kiếm và thu hút khách hàng tiềm năng mới. Để làm được điều này, ASM cần thường xuyên gặp gỡ, trao đổi và duy trì mối quan hệ tốt với khách hàng hiện tại, đảm bảo họ hài lòng với sản phẩm và dịch vụ của công ty.
Đồng thời, để mở rộng thị phần trong khu vực, các ASM sẽ cùng phối hợp với phòng Marketing để phân loại khách hàng theo tiềm năng để đưa ra chiến lược chăm sóc và phát triển phù hợp.
>> Xem thêm: Khóa học CCO - Giám đốc kinh doanh chuyên nghiệp
2.3 Phát triển đội ngũ bán hàng
ASM chịu trách nhiệm tuyển dụng những nhân viên bán hàng tiềm năng và có năng lực, tìm kiếm những cá nhân có khả năng đóng góp tích cực vào đội ngũ.
Tiếp theo, ASM tổ chức các chương trình đào tạo và huấn luyện, kiến thức về sản phẩm, kỹ năng bán hàng và quy trình làm việc của công ty. Việc đào tạo liên tục giúp nhân viên cập nhật kiến thức và phát triển kỹ năng cần thiết để đáp ứng nhu cầu thị trường và khách hàng.
Đội ngũ kinh doanh là bộ phận “tiền tuyến” cần được thúc đẩy tinh thần thường xuyên. ASM cũng cần tạo động lực, giám sát và đánh giá hiệu suất làm việc của nhân viên, hỗ trợ nhân viên trong việc giải quyết các vấn đề phát sinh và khích lệ tinh thần làm việc của đội ngũ.
2.4 Báo cáo tình hình kinh doanh
Dựa trên dữ liệu thu thập và phân tích, ASM xây dựng các báo cáo định kỳ và chi tiết về tình hình kinh doanh. Các báo cáo này thường bao gồm các chỉ số KPI (Key Performance Indicators) như doanh số bán hàng, tỷ lệ chuyển đổi, thị phần và lợi nhuận. ASM cũng phải phân tích xu hướng và điểm mạnh, điểm yếu của doanh số để đưa ra đánh giá tổng thể về hiệu suất kinh doanh của khu vực.
Các báo cáo này cung cấp cho ban lãnh đạo cái nhìn tổng quan về hiệu suất kinh doanh của khu vực, giúp họ hiểu rõ tình hình và đưa ra các quyết định kinh doanh chiến lược.
2.5 Cố vấn đắc lực cho lãnh đạo
Vai trò của Area Sales Manager (ASM) không chỉ dừng lại ở việc quản lý hoạt động bán hàng mà còn mở rộng đến việc đóng vai trò cố vấn đắc lực cho ban lãnh đạo trong các quyết định chiến lược và phát triển doanh nghiệp.
Từ việc đưa ra các dữ liệu về doanh số bán hàng, thị phần, và hiệu suất của đội ngũ bán hàng ở báo cáo, Ban lãnh đạo có thể hiểu rõ hơn về tình hình kinh doanh hiện tại và dự đoán các kịch bản tương lai của thị trường.
Ngoài ra, họ đề xuất các phương án kinh doanh bám sát vào thực tế thị trường, như gợi ý chính sách giá;cải tiến sản phẩm, dịch vụ; chiến lược Marketing địa phương hay phát triển chương trình khuyến mãi với đối tác.
>> Xem thêm: Khóa học trưởng phòng kinh doanh chuyên nghiệp
3. Tiêu chuẩn bắt buộc phải có ở một ASM
3.1 Kiến thức
ASM cần phải sở hữu một kiến thức sâu sắc về sản phẩm và dịch vụ mà công ty cung cấp. Hiểu biết về các tính năng, ưu điểm và giá trị của sản phẩm giúp ASM trở thành người truyền đạt thuyết phục cho khách hàng. Đồng thời, việc hiểu biết vững về thị trường và khách hàng mục tiêu là chìa khóa để xác định nhu cầu của khách hàng và phát triển các chiến lược bán hàng hiệu quả.
Bằng cách nắm vững những kiến thức này, ASM có thể định hình được cách tiếp cận và tương tác với thị trường một cách hiệu quả, tăng cơ hội thành công trong công việc quản lý bán hàng.
3.2 Kỹ năng
Kỹ năng cứng
Là thủ lĩnh của bộ phận kinh doanh, một ASM tài ba cần trang bị những kỹ năng cứng như:
- Quản lý và lãnh đạo: ASM cần phải có khả năng tạo động lực, hướng dẫn và hỗ trợ nhân viên dưới sự lãnh đạo của họ.
- Phân tích dữ liệu: Khả năng phân tích dữ liệu và thông tin để đưa ra quyết định chiến lược là vô cùng quan trọng. ASM cần phải biết cách sử dụng dữ liệu để hiểu rõ hơn về thị trường và khách hàng của họ.
- Giao tiếp và thuyết phục: Kỹ năng giao tiếp và thuyết phục là yếu tố quan trọng để tạo ra mối quan hệ tốt với khách hàng và đội ngũ. ASM cần phải có khả năng truyền đạt thông điệp một cách rõ ràng và thuyết phục để đạt được mục tiêu bán hàng.
Kỹ năng mềm
Với đặc thù công việc cần tiếp xúc và giao tiếp với nhiều bộ phận và khách hàng, kỹ năng mềm là yếu tố không thể thiếu với bất cứ ASM nào:
- Tự chủ và linh hoạt: Tinh thần làm việc độc lập và tự chủ là quan trọng để đảm bảo ASM có thể tự điều chỉnh và giải quyết vấn đề một cách hiệu quả.
- Quản lý thời gian: Khả năng quản lý thời gian và tổ chức công việc giúp ASM có thể hiệu quả trong việc phân công nhiệm vụ và đạt được mục tiêu bán hàng.
- Làm việc dưới áp lực: ASM thường phải làm việc dưới áp lực cao từ các mục tiêu kinh doanh và đội ngũ quản lý. Do đó, khả năng làm việc dưới áp lực là điều cần thiết.
3.3 Kinh nghiệm
Kinh nghiệm làm việc trong ngành bán hàng và quản lý hoạt động bán hàng là nguồn lợi thế quan trọng giúp ASM hiểu rõ hơn về quy trình bán hàng và khách hàng. Thành tích và kinh nghiệm trong việc quản lý hoạt động bán hàng hoặc đội ngũ bán hàng là yếu tố quyết định sự thành công của một ASM. Bằng cách học hỏi từ kinh nghiệm và áp dụng những bài học đó vào công việc hàng ngày, ASM có thể liên tục phát triển và nâng cao khả năng quản lý và lãnh đạo của mình.
Theo: Base.vn