Nguyên tắc, chức năng và vai trò của quản trị tài chính doanh nghiệp
Nguyên tắc, chức năng và vai trò của quản trị tài chính doanh nghiệp - Khóa học CEO
1. Quản trị tài chính doanh nghiệp là gì?
Quản trị tài chính doanh nghiệp hiểu đơn giản là quản lý tất cả các công việc liên quan đến tài chính doanh nghiệp. Quản trị tài chính giúp doanh nghiệp nắm bắt được nguồn tiền vào ra, từ đó có sự cân nhắc và phát triển doanh nghiệp hiệu quả nhất.
Các yếu tố liên quan tới quản trị tài chính của doanh nghiệp gồm: tiền đầu tư, tiền tham gia dự án, tiền kinh doanh, tiền lương nhân viên, tiền thu về qua việc bán sản phẩm, dịch vụ…
2. Mục tiêu của hoạt động quản trị tài chính
Hoạt động quản trị tài chính trong doanh nghiệp được xem như xương sống giúp duy trì sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Xét về khía cạnh mục tiêu của lĩnh vực quản trị tài chính trong doanh nghiệp, có thể chia thành 2 mục tiêu chính:
- Mục tiêu quản trị tài chính dài hạn: Xây dựng các định hướng, giải pháp giúp nâng cao nguồn vốn, phân bổ nguồn vốn cho các chiến lược hoạt động (chiến lược mở rộng thị trường, chiến lược phát triển sản phẩm, chiến lược nguồn vốn công ty.
- Mục tiêu quản trị tài chính ngắn hạn: Đảm bảo đủ nguồn vốn cho các hoạt động thường ngày của doanh nghiệp, cụ thể ở đây là đảm bảo khả năng chi tiêu, đầu tư, thanh toán, thực hiện đúng quyền và chức năng của quản trị tài chính, đảm bảo mức chi tiêu ổn định theo kế hoạch tài chính đề ra.
3. Vai trò của quản trị tài chính đối với doanh nghiệp
Hầu hết các doanh nghiệp cho dù đã kinh doanh trong nhiều năm hay mới bắt đầu, đều có 4 mục tiêu tài chính: khả năng sinh lời, thanh khoản, hiệu quả và ổn định. Do vậy, quản trị tài chính doanh nghiệp có vai trò to lớn trong doanh nghiệp. Trong hoạt động kinh doanh hiện nay, nó giữ những vai trò chủ yếu sau:
Kiểm soát dòng tài chính của mọi hoạt động hay sản xuất kinh doanh của tổ chức
Thực hiện việc kiểm tra bằng đồng tiền và tiến hành thường xuyên, liên tục thông qua phân tích các chỉ tiêu tài chính. Cụ thể các chỉ tiêu đó là: chỉ tiêu về kết cấu tài chính, chỉ tiêu về khả năng thanh toán, chỉ tiêu đặc trưng về hoạt động, sử dụng các nguồn lực tài chính; chỉ tiêu đặc trưng về khả năng sinh lời.
Đòn bẩy kích thích và điều tiết hoạt động kinh doanh
Chức năng phân phối của tài chính doanh nghiệp phù hợp với quy luật sẽ làm cho tài chính doanh nghiệp trở thành đòn bẩy kinh tế tác động tới tăng năng suất, nâng cao lợi nhuận so với vốn đầu tư.
Quyết định các khoản đầu tư và tài trợ
Hoạch định không chưa đủ, lãnh đạo hay nhà quản trị tài chính phải quyết định phương pháp thực hiện hiệu quả, đồng thời xác định các khoản đầu tư và tài trợ cho hoạt động đầu tư vào tài sản, công nghệ, con người… như thế nào cho hợp lý. Để từ đó lợi nhuận được tăng trưởng phù hợp so với mức đầu tư tài sản cố định, máy móc hoặc từ việc nâng cấp công nghệ sản xuất hiện tại… để đáp ứng nhu cầu thị trường.
Giám sát, kiểm tra chặt chẽ các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Thông qua các hình thức, chi tiền tệ hàng ngày, tình hình tài chính và thực hiện các chỉ tiêu tài chính. Lãnh đạo doanh nghiệp có thể đánh giá khái quát và kiểm soát được các mặt hoạt động của doanh nghiệp, phát hiện được kịp thời những tồn tại vướng mắc trong kinh doanh. Từ đó đưa ra các quyết định điều chỉnh các hoạt động phù hợp với diễn biến thực tế.
>> Tìm hiểu ngay khóa học Giám đốc tài chính chuyên nghiệp.
4. Chức năng của quản trị tài chính doanh nghiệp
Ước tính các yêu cầu về vốn
Người quản trị tài chính phải lập ước tính liên quan đến các yêu cầu về vốn của công ty. Điều này sẽ phụ thuộc vào chi phí và lợi nhuận dự kiến cũng như các chương trình và chính sách có liên quan trong tương lai. Các ước tính phải được thực hiện một cách đầy đủ làm tăng khả năng kiếm tiền của doanh nghiệp.
Xác định cơ cấu nguồn vốn
Khi đã ước tính xong, cơ cấu nguồn vốn phải được quyết định. Điều này liên quan đến phân tích vốn chủ sở hữu nợ ngắn hạn và dài hạn. Quá trình này sẽ phụ thuộc vào tỷ lệ vốn chủ sở hữu mà một công ty đang sở hữu và các quỹ bổ sung phải được huy động từ bên ngoài.
Lựa chọn nguồn vốn
Để mua thêm vốn, một công ty có nhiều lựa chọn như:
Phát hành cổ phiếu và trái phiếu
- Các khoản vay được thực hiện từ các ngân hàng và tổ chức tài chính
- Tiền gửi của công chúng được rút ra giống như ở dạng trái phiếu.
- Việc lựa chọn yếu tố nào sẽ phụ thuộc vào ưu điểm và nhược điểm tương đối của từng nguồn và thời gian tài trợ.
Đầu tư vốn
Người quản lý tài chính phải quyết định phân bổ vốn vào các hoạt động mạo hiểm có lợi nhuận để đảm bảo an toàn cho khoản đầu tư và có thể thu được lợi nhuận thường xuyên.
Xử lý thặng dư
Quyết định về lợi nhuận ròng phải được thực hiện bởi người quản trị tài chính. Điều này có thể được thực hiện theo hai cách:
Tuyên bố cổ tức – Nó bao gồm việc xác định tỷ lệ cổ tức và các lợi ích khác như tiền thưởng.
Lợi nhuận giữ lại – Khối lượng phải được quyết định sẽ phụ thuộc vào kế hoạch mở rộng, đổi mới, đa dạng hóa của công ty.
Quản lý tiền mặt
Người quản trị tài chính phải đưa ra quyết định liên quan đến quản lý tiền mặt. Tiền mặt được sử dụng cho nhiều mục đích như thanh toán tiền công và tiền lương, thanh toán hóa đơn điện nước, thanh toán cho các chủ nợ, đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn, duy trì đủ hàng tồn kho, mua nguyên vật liệu, v.v.
Kiểm soát tài chính
Người quản trị tài chính không chỉ lập kế hoạch, mua sắm và sử dụng các quỹ mà còn phải thực hiện kiểm soát tài chính. Điều này có thể được thực hiện thông qua nhiều kỹ thuật như phân tích tỷ lệ, dự báo tài chính, kiểm soát chi phí và lợi nhuận, v.v.
5. Các nguyên tắc quản trị tài chính doanh nghiệp
Dù là doanh nghiệp lớn hay doanh nghiệp nhỏ. Muốn quản trị tài chính hiệu quả, người quản trị cần tuân thủ các nguyên tắc tài chính trong doanh nghiệp sau:
- Nguyên tắc 1: Triển khai mọi khoản chi tiêu một cách chi tiết, có hệ thống và khoa học. Thường xuyên kiểm tra các thẻ tín dụng, tài khoản ngân hàng… Thống kê chi tiết nguồn tiền đi và về sau mỗi ngày.
- Nguyên tắc 2: Bất cứ doanh nghiệp nào muốn tồn tại để hiểu được nguyên tắc số tiền chi cần nhỏ hơn số tiền thu về. Đây là nguyên tắc quyết định mà lúc nào cũng cần phải đáp ứng.
- Nguyên tắc 3: Dùng tiền để tạo ra tiền. Giá trị của đồng tiền thay đổi liên tục. Do đó, các doanh nghiệp cần định hướng được chiến lược phát triển đồng tiền mình tạo ra.
- Nguyên tắc 4: Đa dạng các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Nếu không may 1 sản phẩm, dự án thất bại sẽ không làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự phát triển và tồn tại của công ty.
- Nguyên tắc 5: Luôn có phương án dự phòng tài chính cho các vấn đề phát sinh. Đây là những việc bạn không thể kiểm soát được.
Nguồn: Tổng hợp internet
Tags: tài chính doanh nghiệp