Quản đốc sản xuất là ai? Chức năng, nhiệm vụ và kỹ năng cần có của một quản đốc sản xuất
Quản đốc sản xuất là ai? Chức năng, nhiệm vụ và kỹ năng cần có của một quản đốc sản xuất - Khóa học CEO
1. Quản đốc sản xuất là ai?
Quản đốc sản xuất là người chịu trách nhiệm quản lý, giám sát hoạt động sản xuất tại nhà máy, xưởng sản xuất. Mục tiêu chính của Quản đốc là đảm bảo các quy trình hoạt động sản xuất diễn ra suôn sẻ, hiệu quả, đạt năng suất và chất lượng theo yêu cầu.
Quản đốc sản xuất đóng vai trò trung gian, kết nối giữa cấp quản lý cao hơn (Giám đốc sản xuất) và đội ngũ nhân viên sản xuất. Tùy vào quy mô và mô hình tổ chức của từng doanh nghiệp mà có thể có một hoặc nhiều Quản đốc sản xuất phụ trách các bộ phận sản xuất khác nhau.
2. Chức năng của quản đốc sản xuất
Quản đốc sản xuất có vai trò quan trọng trong việc tối ưu hiệu quả sản xuất, xây dựng,... Cụ thể, họ đảm nhận những chức năng bao gồm:
- Nhận yêu cầu, nhiệm vụ, chỉ tiêu từ cấp trên (Giám đốc sản xuất - CPO) rồi trực tiếp triển khai, phân công công việc phù hợp cho từng bộ phận, cá nhân.
- Tham gia vào công tác chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc nhân viên triển khai công việc theo đúng kế hoạch và tiến độ, đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng sản xuất cũng như an toàn lao động cho nhân viên.
- Chịu trách nhiệm cuối cùng về kết quả sản xuất của bộ phận mình phụ trách cũng như điều hành tốt các hoạt động sản xuất tại nhà máy, đảm bảo kế hoạch đi theo đúng tiến độ, đúng với chỉ tiêu mà cấp trên giao phó.
- Thường xuyên theo dõi, đo lường, kiểm tra từng khâu trong quy trình sản xuất, nhằm kịp thời phát hiện và xử lý sự cố, vấn đề phát sinh không mong muốn như máy móc, nguồn nhân lực, tai nạn lao động,... tránh ảnh hưởng tiến độ của kế hoạch đề ra.
3. Nhiệm vụ và trách nhiệm của Quản đốc sản xuất
Lập kế hoạch sản xuất
- Dựa trên chỉ tiêu, yêu cầu sản xuất từ cấp trên, Quản đốc sản xuất lập ra kế hoạch sản xuất chi tiết.
- Kế hoạch sản xuất bao gồm mục tiêu, tiến độ, phân công công việc, sắp xếp nhân sự máy móc, nguyên vật liệu...
Tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất
- Phân công, giao việc cho các tổ trưởng, phó quản đốc và các nhân sự phù hợp.
- Đôn đốc, giám sát, kiểm tra tiến độ và chất lượng công việc theo kế hoạch.
- Liên tục cải tiến phương pháp, quy trình sản xuất để tăng năng suất, tiết kiệm chi phí.
Quản lý nguồn lực sản xuất
- Kiểm kê, quản lý kho hàng, máy móc thiết bị, nguyên vật liệu đầu vào và thành phẩm.
- Lên kế hoạch bảo trì, bảo dưỡng định kỳ máy móc, trang thiết bị.
- Tham gia tuyển dụng, đào tạo công nhân mới, đảm bảo đủ nhân sự cho hoạt động sản xuất.
Đảm bảo an toàn lao động
- Xây dựng và giám sát thực hiện nghiêm ngặt các quy định về an toàn lao động tại nơi làm việc.
- Đảm bảo điều kiện làm việc an toàn, trang bị bảo hộ lao động đầy đủ cho công nhân.
- Tổ chức tập huấn an toàn lao động định kỳ, nâng cao ý thức của người lao động.
Xử lý sự cố, giải quyết vấn đề phát sinh
- Kịp thời phát hiện và có biện pháp khắc phục khi gặp sự cố như hư hỏng máy móc, tai nạn lao động, chất lượng sản phẩm không đạt...
- Đưa ra các quyết định linh hoạt để xử lý vấn đề nhanh chóng, tránh làm gián đoạn tiến độ sản xuất.
Báo cáo kết quả hoạt động
- Thường xuyên báo cáo tình hình sản xuất, các khó khăn vướng mắc với cấp trên.
- Lập báo cáo tổng kết định kỳ (tuần/tháng/quý/năm), đánh giá kết quả thực hiện so với kế hoạch đề ra.
>> Xem thêm: Khóa học quản đốc sản xuất chuyên nghiệp tại Hà Nội
4. Yêu cầu cần có của một quản đốc sản xuất
Kỹ năng quản lý, lãnh đạo
Quản đốc là người đứng đầu một nhóm nhân viên, do đó họ cần phải là một nhà lãnh đạo giỏi. Kỹ năng lãnh đạo xuất sắc là biết các giao việc và tạo động lực cho nhân viên làm việc, cống hiến, đồng thời biết cách giải quyết ổn thỏa xung đột giữa các cá nhân, tạo nên một tập thể đoàn kết và làm việc hiệu quả.
Kỹ năng tổ chức
Quản đốc xưởng cần có kỹ năng tổ chức công việc nhằm đảm bảo mọi thứ diễn ra trơn tru và hiệu quả. Kỹ năng tổ chức bao gồm việc lập kế hoạch, sắp xếp các đầu mục công việc theo mức độ ưu tiên, phân chia công việc cho nhân viên một cách phù hợp, đánh giá tiến độ và có những điều chỉnh khi cần thiết.
Ngoài ra, quản đốc cũng cần kỹ năng quản lý thời gian hiệu quả, đảm bảo rằng mọi việc luôn nằm trong tầm kiểm soát và hoàn thành đúng thời hạn.
Kỹ năng giải quyết vấn đề
Tính chất công việc của quản đốc thường xuyên phải đối mặt với nhiều thách thức, vấn đề trong quá trình quản lý và điều hành. Do đó vị trí này đòi hỏi họ phải có kỹ năng giải quyết vấn đề linh hoạt, xử lý khó khăn một cách nhanh chóng và hiệu quả.
Kỹ năng giải quyết vấn đề bao gồm khả năng phân tích, đánh giá tình huống, tìm ra nguyên căn vấn đề rồi đưa ra giải pháp khả thi, đánh giá hiệu quả của các giải pháp và thực hiện biện pháp tối ưu nhất để giải quyết vấn đề đó. Một quản đốc giỏi có khả năng phát hiện sớm các vấn đề và nhanh chóng giải quyết trước khi chúng trở nên nghiêm trọng hơn.
Kỹ năng giao tiếp
Kỹ năng giao tiếp là yêu cầu cần có đối với bất kỳ một nhà lãnh đạo nào, kể cả quản đốc. Người đứng đầu một nhóm nhân viên như quản đốc cần phải biết cách truyền đạt thông tin, phân công công việc cho cấp dưới một cách rõ ràng. Do đó, kỹ năng giao tiếp trong những lúc này là rất quan trọng.
Nếu không có kỹ năng giao tiếp tốt, nhân viên khó có thể hiểu rõ về nhiệm vụ mà mình đảm nhận, từ đó gây ra những hệ lụy không đáng có. Bên cạnh đó, quản đốc là người trực tiếp phải báo cáo với giám đốc sản xuất, do đó mà họ phải giao tiếp tốt để báo cáo thật tự tin, tạo sự tin tưởng và tín nhiệm từ cấp trên.
Kỹ năng ra quyết định
Quản đốc cũng có trách nhiệm đưa ra các quyết định quan trọng trong quá trình hoàn thành nhiệm vụ, chẳng hạn như bổ sung, thay mới thiết bị, máy móc, cần thêm những vật liệu gì hoặc các quyết định về giao thức an toàn. Chính vì vậy, kỹ năng ra quyết định là rất cần thiết đối với một quản đốc sản xuất.
Kỹ năng ra quyết định giúp họ linh hoạt đưa ra quyết định, thực hiện dự án theo đúng tiến độ, đồng thời đảm bảo an toàn lao động cho nhân viên mình quản lý.
>> Xem thêm: Khóa học quản đốc sản xuất chuyên nghiệp tại TP Hồ Chí Minh
5. Lộ trình thăng tiến và phát triển nghề nghiệp
Phát triển kỹ năng chuyên môn và quản lý
- Thường xuyên cập nhật kiến thức về lĩnh vực sản xuất, công nghệ mới.
- Trau dồi thêm các kỹ năng quản lý như lập kế hoạch chiến lược, quản lý rủi ro, đàm phán thương lượng...
Mở rộng mạng lưới quan hệ
- Tích cực tham gia các hội thảo, sự kiện ngành để giao lưu, học hỏi kinh nghiệm từ các đồng nghiệp.
- Xây dựng và duy trì mối quan hệ tốt với khách hàng, nhà cung cấp, đối tác.
Tìm kiếm cơ hội thăng tiến
- Hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, chứng tỏ năng lực của bản thân.
- Thể hiện tính chủ động, tinh thần cầu tiến trong công việc.
- Sẵn sàng đảm nhận thêm trách nhiệm khi có cơ hội.
Định hướng trở thành Giám đốc sản xuất
- Tích lũy đủ kinh nghiệm và kỹ năng cần thiết ở vị trí Quản đốc sản xuất.
- Tham gia các khóa đào tạo về quản trị doanh nghiệp, nâng cao tầm nhìn chiến lược.
- Chủ động đề xuất và triển khai các dự án cải tiến quy trình, nâng cao hiệu quả sản xuất.
Quản đốc sản xuất đóng vai trò then chốt trong việc đảm bảo hoạt động sản xuất diễn ra hiệu quả và đúng tiến độ. Với nhiều trách nhiệm từ lập kế hoạch, tổ chức thực hiện đến giải quyết vấn đề phát sinh, vị trí này đòi hỏi sự kết hợp của nhiều kỹ năng chuyên môn, quản lý và giao tiếp.
Nguồn: Tổng hợp internet
Tags: quản đốc sản xuất quản đốc