Quy trình 6 bước xây dựng đội ngũ giảng viên nội bộ cho doanh nghiệp
Quy trình 6 bước xây dựng đội ngũ giảng viên nội bộ cho doanh nghiệp - Khóa học CEO
Bước 1: Xây dựng nền tảng
Bao gồm quản trị đào tạo, sự ủng hộ từ ban lãnh đạo, sự đồng hành của quản lý cấp trung, sự tuân thủ từ toàn thể cán bộ nhân viên và sự vào cuộc của truyền thông nội bộ.
Trong đó, hệ thống quản trị đào tạo bao gồm các quy trình, quy chế, các quy định về tương tác giữa các phòng ban và phòng đào tạo. Quy chế có thể bao gồm một số nguyên tắc trong xây dựng giáo trình, sự dụng chi phí đào tạo, quy định khi lựa chọn đối tác thuê ngoài,..
Đặc biệt, quy chế bộ phận đào tạo nên lưu ý các quy định của học viên và quy định của giảng viên khi tham gia đào tạo. Các quy chế này sẽ tạo ra sự ràng buộc cho học viên và giảng viên, giúp nâng cao vị thế của phòng đào tạo trong công ty.
Bên cạnh đó, ngay từ ban đầu, bộ phận đào tạo phải kêu gọi được sự quan tâm của ban lãnh đạo công ty với công tác đào tạo. Bộ phận đào tạo cũng phải cho cán bộ quản lý cấp trung thấy được vai trò của họ trong công tác đào tạo.
Trong giai đoạn đầu, bộ phận đào tạo có thể áp dụng các quy định, quy chế để học viên tham gia đào tạo. Tuy nhiên, để duy trì và hình thành văn hóa hoc tập trong các cán bộ nhân viên, bộ phận đào tạo cần đưa ra các nội dung ứng dụng, giúp các học viên thấy được kết quả ngay; đồng thời, kêu gọi được sự vào cuộc của truyền thông nội bộ.
Bước 2: Xây dựng ngân hàng dữ liệu
Ngân hàng dữ liệu có thể hiểu là tập hợp các tài liệu, nội dung phục vụ cho công tác đào tạo, giúp bộ phận đào tạo quản trị dữ liệu một cách tập trung.
Trong bước xây dựng ngân hàng dữ liệu, bộ phận đào tạo có hai mảng công việc chính gồm: chuẩn hoá hệ thống tài liệu theo quy định: đóng gói bộ tài liệu theo tiêu chuẩn, đảm bảo các trainer có thể đào tạo được ngay từ các tài liệu đó; triển khai xây dựng và cập nhật các tài liệu mới.
>> Tham khảo ngay khóa học đào tạo giảng viên nội bộ
Bước 3: Lựa chọn đội ngũ giảng viên
Trước hết, cần xây dựng tiêu chí đánh giá. Bộ phận đào tạo có thể ứng dụng một số mô hình như ASK (Attitude - phẩm chất hay thái độ, Skill - kỹ năng và Knowledge - kiến thức), KASH (ASK + Habit - thái độ),... để có các tiêu chuẩn lựa chọn đội ngũ. Sau đó, lựa chọn danh sách giảng viên nội bộ dựa trên các tiêu chí đánh giá.
Sau khi đã lựa chọn được danh sách giảng viên nội bộ, cần đánh giá và phân cấp giảng viên nội bộ, phân loại các giảng viên thành các nhóm gồm: nhóm có thể đứng lớp ngay, nhóm giảng viên cần được đào tạo và theo dõi thêm. Từ đó, xây dựng lộ trình huấn luyện giảng viên.
Bước 4: Phát triển năng lực giảng viên
Trong đó bao gồm các hoạt động như triển khai lộ trình huấn luyện các năng lực và tổ chức các chương trình giảng thử; xây dựng và đôn đốc triển khai thực hiện kế hoạch đào tạo tạo của đơn vị, ví dụ như quy định quy chế yêu cầu về một số tiêu chí, kiểm soát số lượng, nội dung các buổi đào tạo,...
Bước 5: Triển khai đào tạo
Trong quá trình này, bộ phận đào tạo sẽ theo sát các giảng viên nội bộ ở cả các giai đoạn trước, trong và sau đào tạo.
Trước đào tạo, cần thống nhất mục tiêu và nội dung chương trình; tư vấn các hoạt động đào tạo và phương pháp triển khai; hỗ trợ xây dựng, chuẩn hoá và đóng gói tài liệu. Trong quá trình đào tạo, cần hỗ trợ hậu cần triển khai chương trình; đồng hành/dự giảng/cử cán bộ trực lớp; làm công tác truyền thông: chụp ảnh, viết bài, đưa tin... Sau đào tạo, cần thực hiện báo cáo sau đào tạo; đóng góp ý kiến, rút kinh nghiệm, cải tiến chương trình.
Bước 6: Duy trì và phát triển đội ngũ giảng viên nội bộ sau khi xây dựng đội ngũ giảng viên nội bộ
Bước này được thực hiện thông qua một số hoạt động như: theo dõi và ghi nhận kế hoạch đào tạo đã đề ra; triển khai đánh giá chất lượng và xếp hạng giảng viên để tạo ra động lực cho mỗi giảng viên; tổ chức các chương trình thi đua, tạo ra các danh hiệu thi đua; thực hiện chế độ đãi ngộ hấp dẫn, chuyên biệt, đưa ra chế độ lương phụ cấp, lương ngoài giờ, đối xử với họ một cách khác biệt, tổ chức các chương trình phát triển năng lực dành riêng cho giảng viên nội bộ.
Nguồn: Tổng hợp internet