Quy trình xây dựng và 8 bước triển khai CSR thành công cho doanh nghiệp
Quy trình xây dựng và 8 bước triển khai CSR thành công cho doanh nghiệp - Khóa học CEO
Chiến lược trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) là kế hoạch tổng quát mà trong đó: doanh nghiệp phải xây dựng, thực hiện và tối ưu hóa các sáng kiến về trách nhiệm xã hội của mình.
Và lưu ý, CSR không phải chỉ là từ thiện.
CSR có 4 lĩnh vực bao gồm:
- Trách nhiệm từ thiện
- Trách nhiệm pháp lý
- Trách nhiệm đạo đức
- Trách nhiệm kinh tế
Hiểu rõ về 4 lĩnh vực trên bạn sẽ biết được loại nào là phù hợp nhất đối với doanh nghiệp của mình, cũng như giúp bạn biết cách triển khai và theo dõi một cách tốt nhất.
1. Quy trình xây dựng chiến lược CSR
Khi tạo chiến lược CSR cho công ty, tìm hiểu và áp dụng một số cách dưới đây sẽ giúp quy trình diễn ra suôn sẻ và hiệu quả hơn.
1.1. Xác định lý do tại sao triển khai CSR
Chiến lược trách nhiệm xã hội của công ty bạn cần có lý do. Ngay từ ngày đầu tiên, hãy căn cứ vào mục đích và tầm nhìn cho chiến lược để xác định từng bước bạn cần thực hiện trong quá trình tạo ra xây dựng CSR.
1.2. Nghiên cứu và phân tích
Để các xây dựng chiến lược CSR thành công, bạn sẽ cần thực hiện nghiên cứu thị trường, lắng nghe những phản hồi đến từ nhân viên của bạn. Hỏi nhân viên những gì họ muốn thấy từ các chương trình CSR tiềm năng và hiểu được những thách thức xã hội hoặc môi trường mà họ đam mê.
1.3. Thiết lập chính sách, mục tiêu chiến lược
CSR là hoạt động cần sự cẩn trọng, chính vì vậy thiết lập chính sách và các mục tiêu chiến lược. Đây là điều quan trọng để hướng dẫn các thành viên liên quan tổ chức, triển khai và phối hợp hiệu quả.
Tất cả những nhà lãnh đạo CSR giỏi nhất đều phải bắt đầu từ việc vận dụng chính sách. Xem xét các phương thức kinh doanh thực tiễn và có đạo đức đang hoạt động tốt từ các công ty tương tự, hiểu các sáng kiến CSR thành công của họ và đánh giá chiến lược công ty của riêng bạn so với các sáng kiến đó.
1.4. Giải pháp đo lường, quản lý
Để triển khai các chiến dịch CSR hiệu quả, bạn cần xác định các giải pháp đo lường hiệu quả và quản lý chiến dịch.
Tại đây, chưa cần vạch ra cụ thể nhưng cần có định hướng về đo lường, quản lý để nhân viên trực tiếp triển khai biết cách làm đúng đắn.
1.5. Chiến lược khởi động
Chiến lược khởi động CSR cần thực hiện theo từng giai đoạn. Hãy cùng những nhà lãnh đạo CSR nội bộ căn chỉnh lịch khởi chạy và xác định vài chiến dịch khởi động nhẹ nhàng. Điều này hoạt động giống như việc chiến lược thử nghiệm phản hồi thị trường và cho nhóm của bạn thời gian làm quen với cách triển khai, tích lũy kinh nghiệm cho một chiến dịch lớn hơn.
1.6. Chiến lược dẫn đầu
Một chiến dịch nhỏ giúp bạn có kinh nghiệm, nhưng triển khai CSR không nên chỉ dừng lại tại đó. Doanh nghiệp của bạn cần một chiến lược dẫn đầu, tạo tiếng vang.
Vậy làm thế nào để hướng tới triển khai các chiến lược như vậy và khi dẫn đầu, bạn phải ứng xử như thế nào để tận dụng lợi thế đó?
Nếu bạn đã thực hiện tốt các bước ở trên, chiến lược CSR của bạn sẽ rất vững vàng và đảm bảo mang lại cho doanh nghiệp lợi thế cạnh tranh vô cùng lớn so với các thương hiệu khác. Song song với điều đó, bạn có thể dự báo được hiệu quả tác động về tài chính của CSR.
2. 8 Bước triển khai CSR thành công
Hãy đi sâu vào phần hoạt động của CSR. Ở trên, chúng ta đã xem xét chiến lược trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là gì và cách tạo ra chiến lược CSR mạnh. Bây giờ chúng ta sẽ tiếp tục xem xét về các bước bạn cần thực hiện để đảm bảo chiến lược của bạn chạy trơn tru.
2.1. Định hình khái niệm CSR
Đối với những người khác nhau CSR lại có ý nghĩa khác nhau. Tùy thuộc vào văn hóa và kinh nghiệm trong quá khứ của một người nào đó, CSR sẽ quyết định quan điểm và định nghĩa của họ về chính nó.
Ở giai đoạn này, điều quan trọng là bạn phải có sự giao tiếp để hiểu tất cả các mối quan tâm của các bên liên quan: lãnh đạo, nhân viên, người tiêu dùng, các tổ chức nghề nghiệp hoặc công đoàn, cộng đồng địa phương hoặc các tổ chức môi trường, xã hội.
Khi bạn đã hiểu rõ các mối quan tâm của họ, bạn có thể xem xét lĩnh vực CSR phù hợp và cách chương trình CSR của bạn có thể giải quyết những vấn đề của họ.
Định hình khái niệm CSR có ý nghĩa vô cùng lớn đối với doanh nghiệp, hãy đảm bảo rằng doanh nghiệp của bạn có sự thống nhất. Một khi mọi người đều hiểu rõ CSR là gì, bạn có thể dễ dàng thảo luận về nó mà không lo mọi người có thành kiến hay những quan niệm sai lầm.
2.2. Hiểu được lợi ích đối với xã hội
Trước khi chiến lược CSR của bạn bắt đầu, bạn cần phải phê duyệt dự án. Để làm được điều đó, chúng ta cần có sự tham gia của các bên liên quan trong nội bộ.
Điều quan trọng là bạn phải dành nhiều thời gian để nghiên cứu những lợi ích của CSR. Để hiểu rõ thực tế, hãy tìm một số doanh nghiệp điển hình đã hoặc đang có một kế hoạch CSR thành công, từ đó xem xét xem họ thu được lợi nhuận bằng cách nào từ việc này.
Khi bạn có ý tưởng về những lợi ích đến từ CSR, những ý tưởng đó sẽ định hướng cho tình hình kinh doanh của doanh nghiệp bạn ở hiện tại (cảnh báo tiết lộ cho bước ba). Và từ đó, hướng đi ấy sẽ ngày càng cụ thể hơn.
2.3. Đề xuất phê duyệt dự án CSR
Việc khởi chạy dự án CSR đòi hỏi phải có ngân sách, nguồn lực nhất định và sự phê duyệt của các cấp lãnh đạo.
Khi trình bản kế hoạch CSR, bạn cần tổng hợp cả những trường hợp và cả giả thuyết về kinh doanh. Hãy đảm bảo rằng bạn đang xây dựng kế hoạch CSR dựa trên một chiến lược CSR mạnh và sẽ có thể mang tất cả mọi lợi ích tiềm năng về cho công ty của bạn.
Không chỉ cụ thể hóa tác động bằng các giả thuyết định tính, hãy tiến hành thu thập các bằng chứng định lượng.
Ví dụ:
- Chiến dịch CSR có thể khiến nhân viên cảm thấy tự vào về công việc của họ ở mức độ nào?
- Tỷ lệ nộp đơn ứng tuyển tăng bao nhiêu % khi doanh nghiệp triển khai CSR.
- Tỷ lệ lựa chọn sản phẩm giữa thương hiệu triển các khai sáng kiến CSR và thương hiệu không là bao nhiêu?
Ở giai đoạn này, bạn có thể sử dụng báo cáo về CSR của các tổ chức khác. Tôi nghĩ rằng như vậy là đủ để ban lãnh đạo chấp thuận lập nhóm triển khai dự án CSR.
2.4. Đặt mục tiêu dự án
Việc tiếp theo trong danh sách cần làm để thực hiện và khởi chạy kế hoạch CSR là thiết lập các mục tiêu. Các mục tiêu và KPI này sẽ đánh giá độ hiệu quả của dự án CSR cũng như sự tác động tích cực của dự án đến hoạt động kinh doanh của bạn. Hơn thế, chúng còn cho bạn biết dự án CSR của bạn có đang đi đúng hướng hay không.
Trong giai đoạn đầu, bạn có thể đặt mục tiêu là bất kỳ thứ gì: từ việc giành được ủng hộ của các thành viên hội đồng quản trị, hay khiến cho 100% nhân viên hiểu chiến lược CSR của công ty là gì, hoặc tổ chức 3-5 cuộc họp với đối tác tư vấn triển khai CSR…
Xa hơn nữa, bạn có thể định hướng theo KPI nhiều hơn như tỷ lệ tương tác của nhân viên, sự yêu thích thương hiệu trên Digital hoặc tỷ lệ tăng trưởng khách hàng quay lại.
2.5. Phân tích hoạt động CSR hiện tại
Phân tích CSR hiện tại bao gồm đánh giá đầy đủ về bất kỳ sáng kiến nào mà công ty hiện đang chạy, dù là chính thức hay không chính thức.
Có lẽ nhân viên trong nội bộ đã tạo ra một sáng kiến có trách nhiệm với xã hội và được sự hỗ trợ từ công ty (hoặc không). Ví dụ như: các hoạt động gây quỹ bữa cơm 0 đồng, các nhóm hoạt động cộng đồng, ngày tình nguyện, tái chế tại văn phòng hoặc loại bỏ đồ nhựa dùng một lần.
Hoặc có thể, qua phân tích bạn phát hiện những hành động tuy nhỏ mà tử tế xoay xung quanh văn phòng đã truyền cảm hứng cho những ý tưởng to lớn hơn.
Nếu bạn đã ấp ủ các sáng kiến CSR của mình trong một thời gian dài nhưng chưa thành công, hãy xem xét lại các công cụ bạn sử dụng và phát ngôn của mình. Có lẽ khi thay đổi một số thứ, bạn sẽ giải quyết được nguyên nhân tại sao dự án chưa thành công – cũng như giúp chúng chạy mượt mà hơn.
Ngoài ra, bạn cũng nên phân tích các hoạt động CSR của đối thủ (hoặc chiến dịch nào đó nổi bật) để học hỏi thêm. Tuy nhiên, học hỏi chứ không sao chép, bởi có thể sáng kiến CSR đó phù hợp với họ nhưng không phù hợp với bạn, sáng kiến CSR bắt đầu từ các ý tưởng nội tại doanh nghiệp, phù hợp với giá trị cốt lõi bao giờ cũng đáng để xem xét hơn.
2.6. Nghiên cứu các sáng kiến CSR của doanh nghiệp
Sau khi có được sự chấp thuận triển khai dự án CSR, giờ là lúc tìm ra các sáng kiến CSR riêng cho doanh nghiệp của bạn.
Giai đoạn này bao gồm nghiên cứu các sáng kiến xã hội và môi trường mà bạn nghĩ sẽ phù hợp với sứ mệnh và tầm nhìn của công ty bạn. Song song với đó những sáng kiến đáp ứng giá trị của nhân viên.
Nghiên cứu về Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp cũng bao gồm việc xem xét các ý kiến của những người khác trong ngành của bạn. Các doanh nghiệp khác điều chỉnh CSR phù hợp với mục đích của công ty họ như thế nào? Nó có thể truyền cảm hứng cho một số ý tưởng tuyệt vời hoặc tăng khả năng phối hợp các ý tưởng của riêng bạn.
Cuối cùng, bước này cần xác định rõ các công cụ khác nhau mà bạn dùng để hỗ trợ các sáng kiến CSR của mình.
2.7. Khởi chạy chiến dịch CSR
Khi bạn đã thực hiện tất cả những điều trên, bạn sẽ yên tâm khởi chạy chiến dịch CSR của mình — đây có thể là phần quan trọng nhất trong kế hoạch CSR của bạn.
Và để khiến chiến dịch CSR khởi động một cách hiệu quả nhất mà mang lại tác động tốt nhất có thể, bạn cần thông thông báo rõ ràng cho các bên liên quan, bao gồm:
- Người lao động
- Cổ đông hoặc nhà đầu tư
- Các bên liên quan bên ngoài, đối tác và cộng đồng địa phương
- Khách hàng
- Người hâm mộ và người theo dõi
Điều quan trọng, hãy đảm bảo rằng đối với mỗi nhóm liên quan, bạn sẽ có một kế hoạch truyền thông rõ ràng và xác định thứ tự. Khéo léo truyền thông có thể thúc đẩy sáng kiến sẽ tạo ra tác động tối đa. Ví dụ: nhân viên của bạn cần biết thông tin chi tiết về sáng kiến của bạn trước người hâm mộ và những người theo dõi bạn.
2.8. Quản lý chương trình của bạn để thành công
Cuối cùng trong danh sách của bạn là duy trì chiến dịch CSR hoặc các chiến dịch của bạn. Bạn đã đặt KPI hoặc mục tiêu nào? Hãy xem xét tất cả các loại mục tiêu.
Ví dụ: nếu sáng kiến của bạn là trồng 100 cây xanh cho mỗi lần nhân viên đi xe đạp đi làm, thì hãy xem xét theo dõi mọi chỉ số xung quanh mục tiêu này.
- Bạn đã trồng được bao nhiêu cây?
- Có bao nhiêu nhân viên đã đạp xe đi làm? Tần suất là bao nhiêu?
- Tỷ lệ gắn bó và hạnh phúc của nhân viên của bạn có tăng lên không?
- Sắc thái phản ứng của cộng đồng mục tiêu của bạn như thế nào?
Có thể bạn quan tâm những mục tiêu lớn khi thực hiện Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, tuy nhiên, nên nhớ cần phải đạt mục tiêu nhỏ để đạt được mục tiêu lớn hơn.
Bạn cũng nên thu thập các phản hồi định tính cùng với phản hồi định lượng. Hỏi cảm nhận của nhân viên về các sáng kiến CSR của bạn. Nếu chúng không hấp dẫn, thì bạn nên điều chỉnh như thế nào để thu hút nhân viên hơn, cung cấp cho họ nhiều lựa chọn hơn và giành được sự quan tâm của nhiều nhân viên hơn.
Nguồn: saokim.com.vn