IMC là gì? Tầm quan trọng và các công cụ truyền thông marketing tích hợp
IMC là gì? Tầm quan trọng và các công cụ truyền thông marketing tích hợp - Khóa học CEO
1. IMC Marketing là gì?
IMC (Từ viết tắt của Integrated Marketing Communication) được hiểu là truyền thông tích hợp. IMC xây dựng chiến lược phối hợp và tích cực các công cụ trên các kênh tiếp thị khác nhau nhằm mục đích truyền tải thông điệp, tăng nhận diện thương hiệu và sản phẩm tới người dùng.
IMC Marketing trọng tâm là truyền thông tiếp thị như quảng cáo, quan hệ công chúng, truyền thông trực tiếp và sử dụng mạng xã hội như facebook, Zalo,…. phối hợp nhau để làm nổi bật thương hiệu. Bản chất của IMC là mang tới trải nghiệm liền mạch và nhất quán cho người dùng trên tất cả các kênh. Cụ thể:
- Tạo sự nhất quán về thương hiệu
- Mở rộng phạm vi tiếp cận và tác động
- Mở rộng quan hệ và tăng cường tương tác với khách hàng
2. Tầm quan trọng của IMC là gì?
2.1. Tập trung nhiều kênh tiếp thị
Tuy nhiên, việc tiếp thị đa kênh yêu cầu một chiến lược có thể kết hợp hài hoà tất cả hoạt động với nhau, nhằm đạt được các mục tiêu marketing của mỗi doanh nghiệp. Đây là lúc chúng ta cần áp dụng IMC vào chiến lược marketing của mình.
4 lý do chính:
- Sự cần thiết về tính nhất quán trong hành trình khách hàng
- IMC giúp xây dựng thương hiệu
- Sự kết hợp hài hoà giữa các kênh marketing giúp đẩy mạnh hiệu quả của mỗi chiến dịch
- IMC giúp các kênh marketing bổ trợ lẫn nhau
2.2. Sự nhất quán trong hành trình khách hàng
Lần tới khi bạn mua thứ gì đó, hãy nghĩ về lần đầu tiên bạn nghe nói đến nhãn hiệu của sản phẩm, bản thân sản phẩm và cách bạn đi đến quyết định mua hàng.
Nhiều người tiêu dùng sẽ không mua sản phẩm ngay lần đầu tiên nhìn thấy nó. Họ thường trải qua toàn bộ các bước trong một hành trình mua hàng. Hành trình này có thể diễn ra chỉ trong một ngày.
Điều này có liên quan đến phễu marketing.
Đây là một mô hình mô tả quy trình trở thành khách hàng: từ lần đầu tìm hiểu về thương hiệu đến ra quyết định mua hàng. Từ đó, việc giao tiếp sẽ nhất quán và dễ theo dõi tạo nên hành trình khách hàng thuận lợi toàn phễu marketing.
>> Xem thêm: Khóa học CMO - Giám đốc marketing chuyên nghiệp
2.4. Xây dựng thương hiệu
Như được nhắc tới bên trên, giao tiếp một cách nhất quán là một phần quan trọng trong việc xây dựng thương hiệu. Doanh nghiệp cần đối tượng mục tiêu tham gia vào từng điểm chạm trong tất cả các chiến dịch của họ để xây dựng và củng cố các liên kết mà khách hàng có với thương hiệu.
Tuy vậy, cố gắng truyền tải đúng thông điệp vào đúng thời điểm thôi là chưa đủ.
Chìa khóa để xây dựng thương hiệu nằm ở việc áp dụng mã thương hiệu (Brand Code) lên tất cả các kênh truyền thông của doanh nghiệp để tăng độ nhận diện và sự khác biệt. Brand Code là những yếu tố hữu hình và vô hình, có tính liên tưởng tới thương hiệu.
2.5. Kết hợp hệ thống kênh phân phối, đẩy mạnh hiệu quả chiến dịch
Việc áp dụng IMC sẽ định hướng lại về hoạt động của những kênh tiếp thị doanh nghiệp đang sử dụng và cách họ sử dụng chúng. Hiện nay có vô số cách để tiếp cận khách hàng trên cả online và offline.
Tuy nhiên, trừ khi doanh nghiệp đang bán sản phẩm cho thị trường đại chúng, bạn nên có sự lựa chọn kĩ càng về các kênh marketing. Mặt khác, doanh nghiệp cần nỗ lực tăng nhận diện trên tất cả kênh và phương tiện truyền thông có liên quan.
Một nghiên cứu bởi Mark Ritson:
Càng có nhiều kênh truyền thông kết hợp, chiến dịch càng hiệu quả. Nhìn chung, cách tiếp cận lý tưởng nhất để tích hợp các kênh truyền thông là dành 60% ngân sách cho phần xây dựng thương hiệu và 40% còn lại cho việc nâng cao doanh số bán hàng.
Marketing Mix nên theo tỉ lệ 60:40. Có một số kênh sẽ phù hợp hơn cho việc xây dựng thương hiệu (TV, bảng quảng cáo, YouTube ads), trong khi một số khác phù hợp hơn để kích thích nhu cầu mua hàng (Search Ads, Remarketing Ads).
2.6. IMC bổ trợ kênh Marketing
Khi doanh nghiệp làm truyền thông đúng cách, các kênh tiếp thị sẽ có khả năng tự hỗ trợ cho nhau. Mô hình Bánh đà (Flywheel) này đã được phổ biến rộng rãi bởi nó làm cho các doanh nghiệp thay đổi cách nhìn với Inbound Marketing.
Một khi kênh marketing được kết hợp nhuần nhuyễn, doanh nghiệp hoàn toàn dựa vào hiệu ứng “bánh đà” để phát triển.
3. 6 công cụ truyền thông marketing tích hợp
3.1. Quảng cáo (Advertising)
Quảng cáo được định nghĩa là một hình thức truyền thông được trả tiền để giới thiệu sản phẩm, dịch vụ của thương hiệu và thuyết phục khách hàng thực hiện hành động ở hiện tại hoặc trong tương lai.
Điểm mạnh của quảng cáo là khả năng tạo ra hình ảnh hoặc tính cách thương hiệu một cách nhanh chóng và thuyết phục, do đó, đây là hình thức truyền thông tiếp thị được biết đến nhiều nhất và được các doanh nghiệp ưu tiên sử dụng để quảng bá sản phẩm đến gần hơn với nhu cầu của người tiêu dùng.
Nhờ hiệu quả trong việc tiếp cận đối tượng lớn, quảng cáo được xem là một công cụ IMC quan trọng đối với các công ty có sản phẩm và dịch vụ nhắm mục tiêu vào thị trường đại chúng. Ngoài ra, quảng cáo còn được sử dụng để thực hiện các chiến dịch vì cộng đồng, chẳng hạn như chiến dịch Graham từng đoạt giải Cannes.
3.2. Tiếp thị trực tiếp (Direct Marketing)
Tiếp thị trực tiếp là hình thức sử dụng truyền thông để tiếp thị sản phẩm trực tiếp tới khách hàng nhằm mục đích tăng doanh số bán hàng và tạo ra những phản hồi tại ngay thời điểm giao dịch. Có thể kể đến một số hình thức: Bán hàng trực tiếp, tiếp thị qua điện thoại (Telesales Marketing), tiếp thị qua email (Email Marketing) và nhiều phương tiện truyền thông khác.
Trong kỷ nguyên kỹ thuật số, khi truyền thông được thúc đẩy bởi dữ liệu và được phân phối trên nhiều nền tảng khác nhau, một số công ty như Tupperware, Nutrimetics và Amway không sử dụng bất kỳ kênh phân phối nào mà chỉ dựa vào các nhà thầu độc lập để bán sản phẩm trực tiếp đến người tiêu dùng. Những thương hiệu khác như ASOS chỉ dựa vào bán hàng trực tuyến, trong khi các nhà bán lẻ như Myer và Foot Locker thành công trong việc kết hợp cả hai.
3.3. Khuyến mại (Sales Promotion)
Một công cụ IMC khác là khuyến mại hay còn gọi là xúc tiến bán hàng, thường được định nghĩa là những hoạt động tiếp thị cung cấp thêm giá trị hoặc động lực cho lực lượng bán hàng, nhà phân phối hoặc người tiêu dùng cuối cùng và có thể thúc đẩy doanh số bán hàng. Chương trình khuyến mại thường được chia thành hai loại chính: Hoạt động định hướng người tiêu dùng và hoạt động định hướng thương mại.
- Khuyến mại định hướng người tiêu dùng: Nhắm mục tiêu đến người dùng cuối cùng của sản phẩm hoặc dịch vụ để khuyến khích họ mua hàng ngay lập tức, bao gồm các hình thức khuyến mại: Phiếu giảm giá, hàng mẫu, giảm giá trực tiếp, cuộc thi, rút thăm trúng thưởng và các phương pháp khác tại điểm bán.
- Khuyến mại định hướng thương mại: Nhắm vào các trung gian tiếp thị như nhà bán buôn, nhà phân phối và nhà bán lẻ để quảng bá sản phẩm của công ty, bao gồm các hình thức khuyến mại: Phụ cấp khuyến mại và hàng hoá, ưu đãi giá, cuộc thi bán hàng và triển lãm thương mại.
3.4. Quan hệ công chúng (PR)
Quan hệ công chúng (PR) được định nghĩa là các phương pháp và hoạt động giao tiếp do một cá nhân, tổ chức hoặc chính phủ sử dụng để nâng cao sự hiểu biết và xây dựng mối quan hệ tích cực với các đối tượng bên ngoài.
Mục đích của PR là thiết lập và duy trì hình ảnh tích cực của công ty trong mắt khách hàng mục tiêu. So với các công cụ IMC khác, PR có thể tạo độ tin cậy, khiến người tiêu dùng có xu hướng ít hoài nghi hơn đối với thông tin có lợi về một sản phẩm hoặc dịch vụ khi nó đến từ một nguồn thông tin trung lập.
Một số hình thức quan hệ công chúng phổ biến như: Tham gia các hoạt động cộng đồng, gây quỹ, tài trợ cho các sự kiện, tổ chức họp báo ra mắt và giới thiệu sản phẩm mới. Ngoài ra, các thông tin về doanh nghiệp hoặc sản phẩm của doanh nghiệp cũng thường xuất hiện dưới dạng một câu chuyện, tin tức trên các phương tiện truyền thông xã hội hoặc các trang báo uy tín.
>> Xem thêm: Khóa học Quảng cáo và PR online
3.5. Tài trợ (Sponsorship)
Tài trợ được định nghĩa là hoạt động hỗ trợ tài chính của một thương hiệu, cá nhân hoặc hoạt động để đổi lấy lợi ích quảng bá thương hiệu. Danh mục tài trợ của các thương hiệu vô cùng đa dạng, từ các sự kiện, chương trình cộng đồng, triển lãm nghệ thuật, sự kiện thể thao và các chương trình truyền thông cho tổ chức/cá nhân. Quảng cáo cho thương hiệu tài trợ có thể được thực hiện thông qua các banner, áp phích, logo về sản phẩm, thông báo, sự kiện quảng bá thương hiệu…
Tài trợ gồm 2 hình thức: Tài trợ như một khoản đóng góp của doanh nghiệp và tài trợ để xây dựng lợi thế cạnh tranh. Sự khác biệt giữa hai hình thức này là mối liên kết giữa thương hiệu và sự kiện, tổ chức hoặc cá nhân được tài trợ. Do đó, nhiều sự kiện được tài trợ thường trả “quyền lợi” cho doanh nghiệp để đôi bên cùng có lợi. Tuy nhiên, nếu liên kết không nhất quán với các thông điệp truyền thông tiếp thị khác, hoạt động tài trợ sẽ gây bất lợi cho sản phẩm hoặc dịch vụ của thương hiệu.
3.6. Bán hàng cá nhân (Personal Selling)
Bán hàng cá nhân được hiểu là hình thức bán hàng trực tiếp giữa người với người, trong đó người bán cố gắng hỗ trợ hoặc thuyết phục những người mua tiềm năng mua sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty. Không giống như quảng cáo, bán hàng cá nhân liên quan đến việc tiếp xúc trực tiếp giữa người mua và người bán hoặc qua trung gian thông qua các công cụ như điện thoại, website.
Ưu điểm của hình thức này là người bán có thể nhìn thấy hoặc nghe thấy phản ứng của người mua tiềm năng và sửa đổi thông điệp cho phù hợp. Ngoài ra, khách hàng cũng được nhìn thấy tận mắt sản phẩm và nắm bắt được những thông tin, hình ảnh liên quan đến sản phẩm một cách cụ thể nhất.
Nguồn: Tổng hợp