Ứng dụng mô hình DISC trong quản trị nhân sự
Ứng dụng mô hình DISC trong quản trị nhân sự - Khóa học CEO
1. DISC là gì?
Lý thuyết DISC được nghiên cứu và xây dựng bởi nhà tâm lý học William Moulton Marston – còn được gọi là Charles Moulton. 4 chữ cái D, I, S, C đại diện cho 4 nhóm tính cách của con người: Dominance (thống trị), Influence (ảnh hưởng), Steadiness (kiên định), Conscientiousness (tuân thủ).
Dựa theo mô hình DISC, bạn có thể phân tích và đưa ra nhận định tính cách của bản thân và người đối diện. Từ đó, bạn có thể linh hoạt thay đổi phương pháp giao tiếp phù hợp để cả hai đều cảm thấy thoải mái và cuộc hội thoại đạt hiệu quả cao. Mô hình sắp xếp các nhóm tính cách theo từng cặp đối lập: Chủ động – Bị động; Tập trung vào công việc – Tập trung vào con người.
Dominance (D) – “Thống trị”
Những người nằm trong nhóm này thường có những đặc điểm như tự chủ, năng động, nhanh nhẹn, có mức độ tập trung công việc cao, thích cạnh tranh và chú trọng đến kết quả công việc.
Influence (I) – “Ảnh hưởng”
Hăng hái, thân thiện, lạc quan, hòa đồng, nhiệt tình và có khả năng thuyết phục tốt là những dấu hiệu nhận diện của những người thuộc nhóm I.
Steadiness (S) – “Kiên định”
Những người thuộc nhóm S có những đặc tính nổi bật như thật thà, kiên nhẫn, biết lắng nghe, khiêm tốn trong mọi việc.
Compliance (C) – “Tuân thủ”
Dấu hiệu nhận biết những người thuộc nhóm C là thận trọng, suy tư, tính kỉ luật cao, thực hiện nghiêm túc kế hoạch đề ra, đòi hỏi tính chính xác cao trong công việc.
>> Tìm hiểu khóa học Kỹ năng quản lý mâu thuẫn và xung đột theo mô hình DISC
2. Cách đọc biểu đồ DISC chính xác
Để biết bản thân thuộc nhóm tính cách nào, bạn cần đọc và đối chiếu kết quả từ 3 biểu đồ. Trong đó, mỗi biểu đồ thể hiện một giá trị khác nhau. Bên cạnh đó, kết quả của 3 biểu đồ có thể gần giống nhau hoặc có khác biệt đáng kể.
2.1. Biểu đồ nội
Biểu đồ này miêu tả tính cách bên trong của một người và cách họ thể hiện khi bản thân trong trạng thái thoải mái nhất. Kết quả của biểu đồ nội cũng chỉ ra thời điểm họ cảm thấy hạn chế hay áp lực.
2.2. Biểu đồ ngoại
Trong khi đó, biểu đồ ngoại lại cho thấy hành vi mà cá nhân thể hiện trong từng hoàn cảnh cụ thể. Do đó, kết quả của biểu đồ này có thể thay đổi theo thời gian, môi trường, tác động của sự kiện lớn trong đời…
2.3. Biểu đồ tóm tắt
Biểu đồ nội và ngoại cung cấp thông tin về giá trị về thái độ và nhận thức của một người. Tuy nhiên, hành vi của con người ít khi chỉ dựa hoàn toàn theo 1 trong 2 cách tiếp cận trên. Vì vậy, biểu đồ tóm tắt tổng hợp kết quả biểu đồ nội và biểu đồ ngoại để đưa ra quan điểm về hành vi thực tế mà người đó sẽ thực hiện.
3. Ứng dụng DISC trong quản trị nhân sự
Mỗi nhóm tính cách lại mang trong mình một điểm mạnh, điểm yếu, thiên hướng cũng như thói quen khác nhau. Từ đó, nó ảnh hưởng đến cách làm việc, ứng xử và hợp tác. Dưới đây là một vài lời khuyên trong khi làm việc với từng nhóm tính cách:
3.1. Nhóm D – Dominance
Cho người nhóm D thấy họ là số 1 (hoặc cách để trở thành số 1).
Không nên quá chi li trong công việc.
Mọi thứ phát sinh đều cần có lý do hợp lý của nó.
Luôn dành những lời khen cho họ.
Trao họ quyền hạn nhất định (nên là quyền lãnh đạo hoặc tự chủ).
Thường xuyên tạo những thay đổi mới trong môi trường làm việc và để họ giải quyết các vấn đề mới.
3.2. Nhóm I – Influences
Luôn tỏ ra tích cực và ủng hộ các ý kiến của họ.
Quan tâm đến cảm xúc của họ.
Cho thấy không chỉ sự quan tâm mà còn sự khâm phục trước tài năng của họ.
Không nên quá chi li trong công việc.
Tránh các công việc lặp lại.
Khen thưởng cá nhân thường xuyên với những người thuộc nhóm I.
3.3. Nhóm S – Steadiness
Mọi vấn đề bạn muốn bàn bạc hoặc giao cho họ cần có lý do cụ thể.
Cung cấp dữ liệu và bằng chứng sẽ giúp họ làm việc đảm bảo và nhanh chóng hơn.
Người nhóm S khá ngại rủi ro nên khi bắt đầu một dự án cần đảm bảo với họ rằng cách làm của bạn đã hạn chế rủi ro nhất có thể.
Không nên phản ứng quá gay gắt với người nhóm S.
Quan tâm đến người nhóm S theo cách chân thành và ngưỡng mộ sự kiên trì của họ.
3.4. Nhóm C – Compliance
Khi đưa ra và đề xuất ý kiến cần giải thích cặn kẽ.
Nhóm C không thích sự qua loa và thiếu Logic.
Đưa những dữ liệu phân tích chi tiết nhất để đảm bảo người nhóm C sẽ làm được tốt nhất.
Dành thời gian cho người nhóm C suy nghĩ & phản biện vì họ thích nhìn sâu vào vấn đề và việc này sẽ cần chút thời gian.
Nhóm C không phải mẫu người vội vã.
Không nên phản ứng quá gay gắt với người nhóm S.
Cẩn trọng hỏi về những thứ bạn cần họ giải thích.
>> Tham khảo khóa học: Tổng quan và ứng dụng DiSC trong quản lý nhân sự
Nguồn: Tổng hợp Ineternet