Những tố chất cần có để trở thành một chuyên viên nhân sự giỏi
Những tố chất cần có để trở thành một chuyên viên nhân sự giỏi - Khóa học CEO
Những công việc của ngành nhân sự
Ngành nhân sự được phân làm hai mảng chính, đó là: ngành quản trị nhân sự và ngành quản trị nguồn nhân lực. Tùy thuộc vào từng ngành học mà có các công việc khác nhau.
Đối với sinh viên theo học ngành quản trị nhân sự (Personnel Management): Những công việc của bạn sẽ liên quan đến các công tác quản lý hành chính và thực hiện các chính sách lao động, cụ thể như: sàng lọc, tuyển dụng nhân viên; tạo hợp đồng lao động; quyết toán tiền lương; chấm công cho nhân viên….
Đối với những sinh viên theo học ngành quản trị nguồn nhân lực (Human Resource Management) thì những công việc của bạn sẽ mang tính chuyên sâu, chiến lược và lâu dài hơn, cụ thể những công việc đó là tìm kiếm, tuyển chọn ứng viên; chiêu mộ và phát triển nhân tài; tư vấn chiến lược nhân sự; xây dựng các cơ chế đánh giá nhân viên.... và những công việc liên quan khác.
>> Tìm hiểu khóa học giám đốc nhân sự chuyên nghiệp
Những tố chất của người làm nhân sự
1. Kỹ năng giao tiếp tốt
Kỹ năng giao tiếp là một trong tố chất không thể thiếu của người làm nhân sự. Với tính chất của công việc này, người làm nhân sự luôn phải tạo “sợi dây” liên kết với nhân viên một cách chặt chẽ, họ cần phải hiểu nhu cầu và mối quan tâm của nhân viên và tìm cách giải quyết chúng. Đồng thời, việc giải quyết xung đột hay xử lý các cuộc “trò chuyện” khó khăn luôn đòi hỏi khả năng giao tiếp của HR, họ cần phải xác định được nguyên nhân, gốc rễ của vấn đề và thỏa mãn các bên liên quan.
2. Có sự chính trực và đạo đức với nghề
Đây là yếu tố quan trọng của tất cả các ngành nghề nếu muốn thành công. Đặc biệt với HR, họ cần có sự trung thực và tính minh bạch trong tất cả công việc liên quan đến nhân viên. Ngoài ra, bạn cần bảo đảm rằng tất cả nhân viên của mình được đối xử công bằng, đây là yếu tố chính để giúp nội bộ doanh nghiệp có thể vận hành mượt mà. Thật ra, cụm từ “đạo đức” ở đây mang hàm ý rất rộng, chúng ta có thể hiểu nó theo một ý khác, nghĩa là bộ phận HR cần hiểu các bộ luật liên quan đến nhân sự một cách chuyên sâu, chúng ta có thể nói đến như Luật lao động, Luật chống phân biệt đối xử, Luật bảo vệ dữ liệu,...
3. Có tính tổ chức và kỷ luật
Bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng đều làm việc theo hệ thống có tổ chức. Có sự liên kết giữa đồng nghiệp, phòng ban, cấp bậc,... Và người giữ “sợi dây” liên kết đấy chính là bộ phận nhân sự, vì họ chính là người trực tiếp điều phối nhân viên và các phòng ban hoạt động hiệu quả.
Ngoài ra, một người quản lý nhân sự có tính kỷ luật tự giác sẽ có thể duy trì công việc áp lực cao tốt hơn những người không có hoạch định, kế hoạch rõ ràng. Do đó, kĩ năng quản lý thời gian tốt thực sự rất quan trọng với HR, họ cần tận dụng thời gian của mình một cách khôn ngoan để công việc của mình có thể đạt được kết quả cao với sự tối ưu thời gian nhất.
4. Có thể ra những quyết định khó khăn
Đôi lúc, người làm nhân sự sẽ phải đưa ra những quyết định khá khó khăn. Chẳng hạn, các quyết định liên quan đến việc cho nhân viên nghỉ việc, cắt giảm một số phúc lợi như thưởng Tết, nghỉ phép, y tế…
Những thay đổi này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến người lao động. Tuy nhiên, Nhân sự có cần làm việc theo quy định và quyết định của ban Giám đốc doanh nghiệp. Để cảm xúc cá nhân ảnh hưởng tới quá trình làm việc sẽ ảnh hưởng tới hiệu suất công việc của nhân sự.
>> Tìm hiểu ngay khóa học nghề nhân sự online
5. Thích làm việc với dữ liệu
Thêm một tính cách phù hợp với nghề nhân sự là sở thích nhất định với dữ liệu thông tin. Một phần của công việc nhân sự là làm việc thường xuyên với thông tin như lương thưởng, profile nhân viên, sổ sách, thuế, số liệu công ty…
Có hứng thú và quen sử dụng các nguồn và phần mềm dữ liệu sẽ giúp bạn làm việc dễ dàng hơn trong ngành Nhân sự.
6. Đa tác vụ
Đa nhiệm (multitasking) là tố chất cần có của người làm nhân sự, đặc biệt với số lượng công việc lớn. Để làm một chuyên viên nhân sự chuyên nghiệp, bạn cần có khả năng chuyển đổi giữa các công việc khác nhau.
Từ tuyển dụng đến quản lý dữ liệu, bạn cần có sự nhanh nhạy nhất định để đảm nhiệm mọi thứ cùng lúc.
7. Kỹ năng phân tích và đánh giá vấn đề
Nhân sự vận hành cần có yếu tố gì? Đó chính là kỹ năng phân tích và đánh giá vấn đề. Việc sản xuất hàng hóa số lượng lớn thường xuyên và kéo dài đòi hỏi mọi thao tác, quy trình diễn ra cần đạt mức chính xác cao nhất.
Một sai lầm hoặc nhầm lẫn nhỏ trong quá trình sản xuất cũng có thể dẫn đến tổn thất lớn cho doanh nghiệp. Chẳng hạn như sản xuất ốc vít, nếu kích thước nhỏ hơn hoặc lớn hơn dù chỉ một chút đều không thể lắp được vào thiết bị điện tử. Từ đó, lô hàng hàng triệu con ốc sẽ bị bỏ đi ngay lập tức, gây ra thiệt hại lớn.
Chính vì vậy, một nhân viên vận hành giỏi cần rèn luyện kỹ năng phân tích, nghiên cứu, đánh giá. Từ đó có thể đưa ra các phương án tốt nhất cho sản xuất.
Nguồn: Tổng hợp internet