Vai trò và nhiệm vụ của một giám đốc kinh doanh là gì?
Vai trò và nhiệm vụ của một giám đốc kinh doanh là gì? - Khóa học CEO
Trong doanh nghiệp, ngoài giám đốc điều hành giữ vai trò quan trọng nhất thì còn vị trí nào đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của công ty diễn ra suôn sẻ nhất? Câu trả lời chính là giám đốc kinh doanh. Đây chính là một chức vụ mang lại nhiều "của cải" nhất cho công ty và cũng chính là một chức vụ không thể nào thiếu đi được. Vậy giám đốc kinh doanh là gì? Mô tả công việc giám đốc kinh doanh là như thế nào và tầm quan trọng của chức vụ này ra sao?
I. Giám đốc kinh doanh là gì?
Giám đốc kinh doanh tiếng anh là Chief Customer Officer (viết tắt: CCO) là một chức vị lớn và có vị trí vô cùng quan trọng đối với công ty/doanh nghiệp chỉ sau giám đốc điều hành (CEO). Nếu như CEO là người điều hành tất cả các hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp, từ khâu quản trị nhân sự đến quản lý sản xuất và quản trị chiến lược… thì giám đốc kinh doanh là người điều hành toàn bộ các hoạt động có liên quan đến tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ, khách hàng… Vai trò, vị thế mà giám đốc kinh doanh đảm nhận đang ngày một nâng cao trong các doanh nghiệp.
II. Vai trò, nhiệm vụ của giám đốc kinh doanh
1. Vai trò của giám đốc kinh doanh
Vai trò của giám đốc kinh doanh là gì? Công việc thành công hay thất bại của một giám đốc kinh doanh sẽ liên quan trực tiếp đến việc tạo ra các doanh số và lợi nhuận cho một doanh nghiệp. Vai trò quan trọng nhất của giám đốc kinh doanh đó chính là phải có phương pháp để tăng hiệu quả và năng lực của đội ngũ bán hàng đó là một huấn luyện viên tốt để “nâng cấp” đội ngũ mình để cả đội cùng đạt được mục tiêu để phấn đấu.
Giám đốc kinh doanh cũng chính là người có quan hệ trực tiếp và thường xuyên đối với khách hàng của mình chính là đầu mối nắm mọi thông tin và mong muốn của khách hàng để đưa ra những chính sách hợp lý từ đó tạo ra lợi thế cạnh tranh và xây dựng được đội ngũ khách hàng thân thiết đông đảo.
>> Tìm hiểu thêm khóa học giám đốc kinh doanh chuyên nghiệp tại Hà Nội.
2. Nhiệm vụ của giám đốc kinh doanh
a. Hoạch định chiến lược kinh doanh dài hạn và xây dựng hình ảnh công ty
Giám đốc kinh doanh chính là người điều hướng chiến lược kinh doanh cho cả doanh nghiệp. Do đó, việc hoạch định chiến lược dài hạn, rõ ràng là nhiệm vụ của giám đốc kinh doanh không thể thiếu.
Một CCO sẽ cần trình bày với ban giám đốc điều hành công ty về các chiến lược phát triển trong thời gian tới của mình. Đây được gọi là “bản đồ doanh thu”. Trong đó, cần thể hiện đầy đủ các thông tin về sản phẩm mới là gì, thương hiệu ra sao, nhu cầu thị trường về sản phẩm này hiện nay ra sao, chi phí quảng bá, lợi nhuận thu về là như thế nào,...
Các chiến lược càng cụ thể, càng chi tiết sẽ càng dễ dàng giúp bạn ghi điểm với ban điều hành. Điều quan trọng là bạn cần biết cách phân bổ công việc tới từng phòng ban sao cho phù hợp nhất với từng phòng, từng nhân sự.
Ngoài ra, nhiệm vụ của giám đốc kinh doanh không kém phần quan trọng là xây dựng và giữ vững thương hiệu, hình ảnh công ty. Bất cứ lĩnh vực kinh doanh nào trên thị trường hiện nay cũng đều có số lượng đối thủ cạnh tranh khá lớn. Do đó, công việc của giám đốc kinh doanh cco là giúp khẳng định và giữ vững thương hiệu doanh nghiệp trên thị trường.
b. Dự báo thị trường và kế hoạch bán hàng
Công việc bán hàng sẽ do các CCO nắm giữ và sự thành bại trong các chiến lược bán hàng cũng được quyết định một phần từ các giám đốc kinh doanh. Công việc giám đốc kinh doanh là những người thường xuyên theo dõi tình hình kinh doanh cũng như đánh giá được cụ thể doanh số bán hàng hiện nay ra sao.
Tùy thuộc việc đối chiếu với số liệu cùng kỳ hoặc với những năm khác, công việc nhà giám đốc kinh doanh sẽ cần có những dự báo mới về thị trường. Thông qua phân tích thị hiếu cũng như những biến động thị trường thời gian gần đây, các giám đốc kinh doanh cco cần đưa ra xu hướng tiêu dùng mới đáp ứng thị hiếu khách hàng. Từ đó, xây dựng các kế hoạch bán hàng cụ thể cho từng giai đoạn, từng phòng ban.
Đừng quên việc xác định các thị trường tiềm năng cũng như cập nhật tình hình đối thủ mới, các sản phẩm mới trên thị trường. Phân cấp cho trưởng phòng kinh doanh thực hiện tổng hợp tin tức, phản hồi từ khách hàng.
c. Quản lý con người & đội ngũ sales
Nhiệm vụ của giám đốc kinh doanh thể hiện ở công tác tuyển dụng nhân lực, phân bổ, đào tạo và theo dõi hiệu quả làm việc của các nhân viên. Chỉ khi CCO có kinh nghiệm, năng lực mới có thể dễ dàng quản lý được đội ngũ nhân viên của mình một cách hiệu quả nhất.
Để đảm bảo đội ngũ bán hàng đạt được mục tiêu đã hoạch định, công việc giám đốc kinh doanh sẽ cần chịu trách nhiệm trong việc phát triển đội ngũ nhân viên kinh doanh dưới sự hướng dẫn của mình. Do đó, nhà lãnh đạo kinh doanh có vai trò thường xuyên đào tạo phát triển nhân viên và đánh giá nhân viên qua những giai đoạn nhất định để đạt được mục tiêu chung.
>> Khóa học giám đốc kinh doanh tại Hồ Chí Minh.
d. Xây dựng và phát triển mối quan hệ trong kinh doanh
Dưới xu thế hội nhập công nghiệp như hiện nay đòi hỏi các doanh nghiệp cần có những mối quan hệ nhất định trong kinh doanh. Giám đốc kinh doanh trong doanh nghiệp chính là những người thực hiện công tác này.
Một doanh nghiệp thành công, một giám đốc kinh doanh cco muốn phát triển mạnh cần có tầm nhìn chiến lược trong mở rộng các mối quan hệ rộng khắp thị trường. Khả năng giao tiếp tốt sẽ giúp các CCO có thể tìm kiếm, duy trì cũng như phát triển hiệu quả các mối quan hệ với các doanh nghiệp, các đại lý phân phối và người tiêu dùng.
Xây dựng kỹ năng đàm phán rất quan trọng với CCO. Công việc giám đốc kinh doanh sẽ chịu trách nhiệm đàm phán với các bên liên quan từ nhân viên, ban giám đốc, khách hàng và các nhà cung cấp khác. Vì thế, hãy chú trọng tới năng lực này trong quá trình phát triển của bạn.
e. Giám đốc kinh doanh có vai trò như khách hàng
Trước tiên, một giám đốc kinh doanh cần có những trực giác như những khách hàng tiêu dùng thông thường. Công việc giám đốc kinh doanh là không ngừng suy nghĩ và đóng vai trò như một khách hàng trải nghiệm và tiêu thụ sản phẩm.
Thông qua chuyên môn và sáng tạo của mình, giám đốc kinh doanh có thể đưa ra những thay đổi cơ bản trong công tác kinh doanh, xây dựng tiền đề cho việc phát triển dài hạn của doanh nghiệp. Công tác này đảm bảo khách hàng có thể có sự hài lòng tốt nhất tới sản phẩm công ty cũng như văn hóa ứng xử của doanh nghiệp.
Để đảm bảo sự hài lòng chất lượng sản phẩm tới khách hàng, giám đốc kinh doanh cco sẽ cần tiến hành trải nghiệm, đánh giá trước khi mang tới thị trường. Điều này giúp các sản phẩm được chào đón và khắc sâu trong tâm trí khách hàng.
III. Những thách thức một giám đốc kinh doanh phải đối mặt
Trách nhiệm của giám đốc kinh doanh mang trong mình trọng trách rất lớn và có quyền lực chỉ đứng sau CEO. Vì vậy những thách thức và trách nhiệm cũng sẽ tỷ lệ thuận trong một tổ chức doanh nghiệp. Hiểu được giám đốc kinh doanh là gì là một chuyện, dưới đây sẽ là những khó khăn và trở ngại lớn nhất với các giám đốc kinh doanh khi thực hiện tham gia làm việc trong một doanh nghiệp:
- Giám đốc kinh doanh dù được coi là có “quyền năng” lớn nhưng đôi khi vai trò không được xác định rõ ràng và chính xác.
- Giám đốc kinh doanh không báo cáo trực tiếp cho Hội đồng quản trị.
- Công việc của giám đốc kinh doanh không được quyết định và chấm dứt chỉ từ Hội đồng quản trị.
- Giám đốc kinh doanh không có nguồn lực tài chính và nhân lực cần thiết để thực hiện công việc.
- Không có chính sách và thủ tục giám sát và báo cáo hiệu quả tại chỗ và giám đốc kinh doanh không thể làm gì về điều đó.