Vai trò và nhiệm vụ của một giám đốc nhân sự chuyên nghiệp
Vai trò và nhiệm vụ của một giám đốc nhân sự chuyên nghiệp - Khóa học CEO
1. Giám đốc nhân sự là gì?
Giám đốc nhân sự là giám đốc quản lý cấp cao phụ trách vấn đề nhân sự. Trong đó bao gồm toàn bộ nhân viên của doanh nghiệp và tuyển dụng nhân sự cho công ty, Giám đốc nhân sự là giám đốc quản lý cấp cao phụ trách vấn đề nhân sự. Trong đó bao gồm toàn bộ nhân viên của doanh nghiệp và tuyển dụng nhân sự cho công ty, doanh nghiệp. Họ cũng là người chịu trách nhiệm điều hành, quản lý nguồn nhân lực của doanh nghiệp và các hệ thống quản lý nhân sự khác.
2. Vai trò của Giám đốc nhân sự trong doanh nghiệp
Sự cạnh tranh ngày càng cao của nguồn nhân lực tài năng đã góp phần nâng cao tầm quan trọng của bộ phận nhân sự trong các doanh nghiệp, đặc biệt là giám đốc nhân sự (CHRO). Cùng với sự phát triển và ứng dụng nhanh chóng của công nghệ, các yêu cầu mới của chính phủ cũng góp phần làm cho vai trò của họ trở nên cần thiết và quan trọng hơn.
Các giám đốc nhân sự thời nay được kỳ vọng nhiều trong việc hỗ trợ ra quyết định chiến lược tổng thể của doanh nghiệp, thông qua việc tuyển dụng, quản lý nhân tài, quản lý hiệu suất, đào tạo, phát triển, kế thừa,... Đồng thời xây dựng và duy trì văn hóa doanh nghiệp, giải quyết mâu thuẫn nội bộ, đảm bảo sự phát triển lành mạnh trong một tổ chức.
Một doanh nghiệp muốn phát triển và tăng trưởng bền vững thì cần hiểu đúng về tầm quan trọng của yếu tố con người trong tổ chức. Một tổ chức sẽ khó có thể đạt được mục tiêu kinh doanh nếu thiếu những cá nhân tài năng và biết phối hợp làm việc chặt chẽ.
Muốn có nguồn nhân lực mạnh mẽ thì giám đốc nhân sự chính là người “đầu tàu” chịu trách nhiệm chính trong việc quản trị nguồn nhân lực và tạo ra môi trường phù hợp để nhân viên có thể nỗ lực, cống hiến nhiều hơn cho mục tiêu chung của tổ chức.
3. Nhiệm vụ chính của giám đốc nhân sự
Lãnh đạo, quản lý
Cũng là một trong những vị trí giám đốc doanh nghiệp, giám đốc nhân sự có vai trò lãnh đạo, quản lý. Cụ thể:
- Đứng đầu trong việc đưa ra các chiến lược với mục tiêu dự đoán đổi mới trong ý tưởng để nâng cao hiệu suất lao động của nhân viên, hiệu quả công việc, chi phí.
- Giám sát, chịu trách nhiệm với các hoạt động của bộ phận nhân sự
- Đưa ra chỉ đạo, hướng dẫn cho những hoạt động về nhân sự bằng cách giám sát khâu quản trị nguồn nhân lực, thu hút nhân tài, đào tạo và phát triển nhân sự,…
- Truyền đạt giá trị cốt lõi của doanh nghiệp đến tất cả đội ngũ nhân viên của doanh nghiệp, giúp nhân viên hiểu được thái độ, hành vi của họ cần thiết giúp doanh nghiệp tăng năng suất lao động.
- Đảm bảo cơ cấu tổ chức cũng như cơ chế thưởng phạt của doanh nghiệp, phản ánh được môi trường kinh doanh năng động, cập nhật từng ngày trong thị trường cạnh tranh.
- Ở những trường hợp cần thiết, giám đốc nhân sự cũng can thiệp, hòa giải xung đột theo văn hóa doanh nghiệp đưa ra những giải pháp phù hợp.
Quan tâm đến giá trị con người
Giám đốc nhân sự có thể kết nối lực lượng lao động, dự đoán trước những vấn đề về nhân sự. Đồng thời hiểu được người lao động là nền tảng cốt yếu của bất cứ doanh nghiệp nào.
Đảm bảo môi trường làm việc hiệu quả cho nhân viên, tức là không chỉ quan tâm đến niềm vui của nhân viên mà còn quan tâm tới đạo đức, công bằng và niềm tin. Để tạo được sự vui vẻ trong công việc họ cần hiểu ý nghĩ và tình cảm của mỗi nhân viên, biết được mong muốn của họ. Sự vui vẻ trong công việc giúp nhân viên yêu thích vị trí của mình, đồng thời gắn bó hơn với doanh nghiệp.
CHRO cũng tạo môi trường làm việc thuận lợi cho mỗi nhân viên, phát triển các mối quan hệ sâu sắc, tin tưởng trong doanh nghiệp. Hơn nữa họ còn kết nối mọi người, khiến tất cả nhân viên trở thành một tập thể đoàn kết.
Tìm hiểu về nghề nghiệp, năng lực nghề nghiệp trong tương lai
Giám đốc nhân sự với những hiểu biết về xu hướng kinh doanh, chính trị, xã hội có thể hiểu rõ về năng lực nghề nghiệp trong tương lai. Qua đó lôi cuốn được những nhân sự phù hợp, tìm kiếm được lực lượng lao động phù hợp để đạt được các mục tiêu của doanh nghiệp.
CHRO cũng căn cứ vào những hiểu biết về những công ty khác để hiểu rõ xu hướng nguồn nhân lực hiện tại. Qua các vị trí việc làm mà công ty đối thủ tuyển dụng và dự đoán được xu hướng nghề nghiệp cũng như năng lực nghề nghiệp trong tương lai.
Đưa ra quyết định
Họ cũng là người đưa ra những chiến lược, quyết định liên quan tới chất lượng nhân sự được tuyển vào doanh nghiệp. Trong đó bao gồm cả việc lãnh đạo, phát triển nhân viên, đảm bảo sự phát triển kinh doanh, đặt trọng tâm vào nhân sự và văn hóa doanh nghiệp.
CHRO cũng là người quyết định, xây dựng chiến lược nhân sự phù hợp với mục tiêu phát triển của doanh nghiệp, phát triển các kế hoạch tuyển dụng nhân sự nhằm đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực của doanh nghiệp.
Kết nối nhân viên với đơn vị sử dụng lao động
Giám đốc nhân sự cũng là cầu nối giữa nhân viên với ban lãnh đạo. Họ đấu tranh, đòi quyền lợi cho nhân viên khi liên quan tới các vấn đề tài chính. Đồng thời cùng với đội ngũ lãnh đạo đưa ra những quyết định để cân đối giữa niềm vui của nhân viên và hiệu quả kinh doanh của công ty.
Xây dựng văn hóa doanh nghiệp
Giám đốc nhân sự có vai trò chính trong việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp, thúc đẩy văn hóa đi đứng hướng. Họ tìm cách giao tiếp, tác động để nhân viên thay đổi tích cực hơn.
Ở thời buổi kinh tế hiện đại, CHRO cũng đảm nhận trách nhiệm làm sao để văn hóa doanh nghiệp phù hợp với nhu cầu hoạt động của nền kinh tế kỹ thuật số.
Phân tích
Giám đốc nhân sự lãnh đạo bộ phận nhân sự phân tích, đánh giá hiệu suất làm việc của nhân viên, tìm ra những thiếu hụt, tạo ra chiến lược cụ thể căn cứ vào kết quả phân tích. Chiến lược nhằm trau dồi kỹ năng, nâng cao hiệu suất ở các cấp bậc nhân viên trong doanh nghiệp.
CHRO cũng gửi kết quả phân tích của mình cho những giám đốc kinh doanh để sử dụng khi giải quyết các vấn đề, thúc đẩy chương trình kinh doanh.
4. Mô tả công việc Giám đốc Nhân sự
- Xây dựng, phát triển kế hoạch tuyển dụng và duy trì chiến lược toàn diện nhằm cung ứng đủ nguồn nhân lực cho các mục tiêu của doanh nghiệp.
- Đưa ra các chính sách để thu hút nhân tài, đảm bảo quy trình tuyển dụng đúng quy định.
- Phân tích, sắp xếp các số liệu liên quan đến nhân sự, bao gồm chỉ số KPIs, đánh giá năng lực, số nhân sự cần tuyển dụng, tỷ lệ nhân viên nghỉ việc,...
- Tìm ra những lỗ hổng và giải quyết các vấn đề về nhân sự như thiếu nhân viên, nhân viên thiếu năng lực, thái độ làm việc, kỷ luật chưa tốt,... cùng với các vấn đề về sự hài lòng của nhân viên trong quá trình làm việc.
- Phối hợp làm việc với các chuyên viên HR trong bộ phận để phân tích và đánh giá cũng như các công việc liên quan khác. CHRO đóng vai trò là người tổng hợp và bao quát, tuy nhiên khi cần thiết vẫn cần giám sát kỹ lưỡng công việc của nhân viên.
- Quản lý ngân sách liên quan đến nhân sự và đảm bảo rằng các chi phí được kiểm soát và quản lý hiệu quả.
- Phát triển các kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng để giúp các nhân viên nâng cao kỹ năng và hiệu quả làm việc.
- Thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến nhân sự mà ban lãnh đạo ủy nhiệm.
5. Kỹ năng Giám đốc Nhân sự cần có
Kỹ năng lãnh đạo
Giám đốc nhân sự cần phải có kỹ năng lãnh đạo để điều hành và quản lý hiệu quả các hoạt động của bộ phận nhân sự, đồng thời đưa ra quyết định đúng đắn, tạo động lực, thúc đẩy các nhân viên làm việc hiệu quả hơn.
Kỹ năng giao tiếp
Trong vai trò của mình, giám đốc nhân sự cần phải giao tiếp với nhiều đối tượng khác nhau như nhân viên, các bộ phận khác trong công ty và đối tác bên ngoài.
Kỹ năng giao tiếp tốt giúp giám đốc nhân sự dễ dàng truyền đạt thông tin rõ ràng và hiệu quả, đồng thời tạo được sự tin tưởng và đồng cảm từ nhân viên, đối tác. Nếu không có kỹ năng giao tiếp tốt, giám đốc nhân sự có thể gặp khó khăn trong việc thuyết phục nhân viên thực hiện các nhiệm vụ, giải quyết vấn đề và đưa ra các quyết định quan trọng.
Kỹ năng giao tiếp cũng bao gồm khả năng lắng nghe, đáp ứng các ý kiến và phản hồi từ nhân viên và các bộ phận khác trong công ty. Kỹ năng giao tiếp tốt giúp giám đốc nhân sự có thể tạo ra một môi trường làm việc tích cực và khuyến khích sự phát triển của nhân viên.
Phân tích
Giám đốc nhân sự cần có kỹ năng phân tích để có thể đánh giá các thông tin, dữ liệu, số liệu thống kê liên quan đến bộ phận nhân sự và đưa ra các quyết định dựa trên các phân tích đó.
Điều này bao gồm khả năng thu thập dữ liệu, đưa ra các dự đoán về tương lai dựa trên các xu hướng hiện tại, đánh giá và so sánh các lựa chọn khác nhau để đưa ra quyết định tối ưu nhất. Khi có kỹ năng phân tích tốt, giám đốc nhân sự có thể tạo ra một môi trường tích cực, giảm tỷ lệ nghỉ việc và tăng hiệu suất làm việc của các nhân viên trong doanh nghiệp.
Tổ chức và lập kế hoạch
Trên thực tế, giám đốc nhân sự phải thực hiện rất nhiều công việc, bao gồm tuyển dụng, đào tạo, chấm công, xếp lịch làm việc, quản lý lương và phúc lợi nhân viên, giải quyết các vấn đề nhân sự phát sinh,...
Do đó, nếu không có kỹ năng tổ chức và kỹ năng lập kế hoạch tốt, giám đốc nhân sự sẽ rất khó khăn trong việc quản lý và điều hành các hoạt động của bộ phận nhân sự, gây ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của tổ chức.
Tầm nhìn chiến lược
Quản trị chiến lược giúp giám đốc nhân sự đảm bảo rằng bộ phận mình quản lý đang hoạt động đúng cách và đóng góp vào mục tiêu chiến lược của tổ chức. Tầm nhìn chiến lược của giám đốc nhân sự nên bao gồm các mục tiêu dài hạn liên quan đến nhân sự như tuyển dụng, phát triển nhân sự, xây dựng văn hóa doanh nghiệp, quản lý hiệu suất và phúc lợi nhân viên.
Nhạy bén trí tuệ lẫn cảm xúc
Nhạy bén về trí tuệ và cảm xúc giúp giám đốc nhân sự dễ dàng hiểu và đáp ứng được nhu cầu, mong muốn hay những khó khăn của nhân viên, từ đó xây dựng một môi trường làm việc tích cực, năng động và nhiều động lực.
Sự nhạy bén trí tuệ giúp giám đốc nhân sự phân tích và đánh giá các vấn đề của nhân viên, từ đó đưa ra các quyết định và hành động phù hợp để giải quyết. Sự nhạy bén về cảm xúc giúp CHRO có thể lắng nghe, thấu hiểu và đồng cảm với nhân viên, cho họ cảm giác được quan tâm, tôn trọng và động viên. Điều này giúp gắn kết nhân viên với tổ chức, tạo đà cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.
Giải quyết vấn đề
Là một giám đốc cấp cao, CHRO phải đối mặt với nhiều vấn đề khác nhau như mâu thuẫn giữa các nhân viên, quản lý hiệu suất làm việc, các vấn đề liên quan đến lương và phúc lợi, giải quyết các tranh chấp lao động. Do đó, kỹ năng giải quyết vấn đề là hết sức cần thiết để giám đốc nhân sự tìm ra giải pháp tối ưu và hiệu quả nhất cho các tình huống khó khăn này.
Nắm rõ về luật pháp
Giám đốc nhân sự phải đảm bảo rằng các quy trình tuyển dụng, chấm công, xếp lịch làm việc, quản lý lương, phúc lợi nhân viên, các chế độ bảo hiểm, thuế,... đều tuân thủ đúng các quy định của pháp luật.
Bên cạnh đó, họ cũng cần nắm rõ về các quy định về an toàn lao động, bảo vệ môi trường, chính sách lao động,... để đảm bảo rằng tổ chức của mình đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của pháp luật và tránh được các rủi ro pháp lý.
Kỹ năng về công nghệ
Ngày nay, hầu hết các công cụ, hệ thống quản lý nhân sự đều sử dụng công nghệ để quản lý dữ liệu nhân viên, chấm công, quản lý hiệu suất làm việc, đào tạo và phát triển nhân sự,... Do đó, giám đốc nhân sự cần phải có sự hiểu biết về công nghệ để có thể áp dụng một cách hiệu quả cho doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, họ cũng cần nắm rõ các xu hướng công nghệ mới để có thể áp dụng vào công tác quản lý nhân sự, cải thiện quy trình làm việc, tăng cường hiệu suất và hiệu quả làm việc của tổ chức.
Nguồn: Tổng hợp internet
Tags: giám đốc nhân sự nhân sự